CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
71 Đánh giá chính sách “Ánh dương” của Hàn Quốc đối với CHDCNH Triều Tiên / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 9 (175)/2015 .- Tr. 14-22 .- 327

Với chủ trương “ngoại giao hòa đàm”, “ngoại giao nhân dân”, chính sách Ánh dương được coi là đường lối đối ngoại hiệu quả nhất của Hàn Quốc hướng đến mục tiêu chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh trên bán đảo Triều Tiên suốt nửa thế kỷ và đưa quan hệ hai miền Nam – Bắc xích lại gần nhau.

72 Vấn đề Triều Tiên trong chính sách đối ngoại xâm lược thuộc địa của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX / ThS. Nguyễn Phương Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 10 (176)/2015 .- Tr. 68-75 .- 327

Nhờ thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu đã vươn lên để trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa. Nhu cầu vốn, công nhân, thị trường để phát triển kinh tế tư bản đã thôi thúc Nhật Bản tìm kiếm thuộc địa. Trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Bắc Á bấy giờ. Nhật Bản đã lần lượt gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc, sự can thiệp của Nga để giành quyền thống trị Triều Tiên.

73 Giải pháp đột phá thúc đẩy hợp tác Đông Á: Nhìn từ khía cạnh chính trị / PGS. TS. Hồ Việt Hạnh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 11 (177)/2015 .- Tr. 3-9 .- 327

Để tìm ra những giải pháp thúc đẩy hợp tác của khu vực Đông Nam Á không đâu khác ngoài phương thức tạo lập dòng tìn giữa các nước trong khu vực. Bài viết góp phần tìm những giải pháp đột phá bền vững để giải quyết vấn đề trên.

74 Những chủ thể chủ yếu trong cơ chế ban hành quyết sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay / TS. Trần Thọ Quang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 3-11 .- 327

Trung Quốc hiện nay vẫn là một nhà nước toàn trị dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng dưới tác động của xu thế tán quyền và phi tập trung hóa quyền lực chính trị, quá trình ra quyết định chính trị nói chung, và ra quyết định đối ngoại nói riêng của Trung Quốc cũng phản ánh nhiều thay đổi tất yếu của sinh hoạt chính trị trong thế kỷ XXI. Bài viết góp phần làm rõ hơn cơ chế ban hành quyết sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay.

75 Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN / TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 19-31 .- 327

Nghiên cứu quá trình xây dựng Chính sách An ninh và Đối ngoại chung của EU, qua đó rút ra một số gợi mở cho ASEAN trong lộ trình hướng tới Cộng đồng An ninh Chính trị vào năm 2015.

76 Một số điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh mới / TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 7 (178)/2015 .- Tr. 8-20 .- 658

Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực, EU đã có những cải cách mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo trong hoạt động: hiệu quả hơn, dân chủ hơn, đặc biệt là tăng cường “vai trò và hình ảnh” của Liên minh Châu Âu trong việc giải quyết vấn đề khu vực và thế giới. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá vai trò của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

77 Điều chỉnh chính sách hợp tác của Trung Quốc những năm gần đây và tác động của nó đến phát triển kinh tế ASEAN / ThS. Nguyễn Văn Hà, ThS. Chu Trọng Chí // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 7 (184)/2015 .- Tr. 12-20 .- 327

Khái quát những chính sách phát triển hợp tác mới của Trung Quốc và nêu lên những tác động chủ yếu về mặt kinh tế của các chính sách này đối với ASEAN.

78 Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc và mối quan hệ Nga – Trung / TS. Locshin G.M, Lê Thanh Vạn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 83-98 .- 327

Tìm hiểu và phân tích chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là chính sách và mối quan tâm của Trung Quốc với Cộng hòa Liên bang Nga kể từ sau Đại hội 18.

79 Cơ sở hình thành địa chiến lược quốc gia / PGS. TSKH. Trần Khánh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 2 (101)/2015 .- Tr. 149-174 .- 327

Việc hình thành địa chiến lược quốc gia luôn bao gồm cả yếu tố khách quan như điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, bối cảnh quốc tế và yếu tố chủ quan như nhận thức và hành động của giới cầm quyền trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia. Bài viết này nhằm nêu ra một số cơ sở hình tành nên địa chiến lược của một quốc gia.

80 Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962 – 1988 / ThS. Đàm Thị Đào // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 5 (182)/2015 .- Tr. 14-22 .- 327

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á hoặc ngả theo Mỹ, hoặc ngã theo Liên Xô. Miến Điện rẽ sang một con đường khác trong quan hệ đối ngoại: Không rơi vào vòng ảnh hưởng của Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, thậm chí cuối cùng cũng rút khỏi Phong trào Không liên kết của các nước thuộc thế giới thứ ba. Bài viết tập trung xem xét một số nét chính trong chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962 – 1988 dưới sự lãnh đạo của Tướng Ne Win.