CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
41 Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh và phát triển với trụ cột “Tứ giác kim cương” / TS. Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 06 (154) .- Tr. 28-34 .- 327

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là cụm từ được nói đến nhiều trong thời gian gần đây. Tuy không phải là một thuật ngữ mới, song giờ đây khái niệm này đang có xu hướng chính trị hóa, đề cập đến một kỷ nguyên cạnh tranh địa chiến lược mới. Đặc biệt, cụm từ này được quan tâm nhiều hơn khi Tổng thống Mỹ Donal Trump đề cập trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng tháng 11 năm 2017 và sự hồi sinh của liên minh bốn bên: Mỹ - Ấn – Nhật – Australia. Khu vực này đang thực sự nổi lên với ý nghĩa quan trọng về an ninh và thương mại thế giới trong thế kỷ XXI, đồng thời cũng sẽ là một trong những trọng điểm cạnh tranh quyền lực tạo sự ảnh hưởng của các nước lớn.

42 Chiến lược Tây Balkan mới của EU – Một số hàm ý chính sách và đánh giá tính khả thi / TS. Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 6 (213) .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích những nội dung chủ yếu trong Chiến lược Tây Balkan mới, đánh giá một số hàm ý chính sách liên quan và tính khả thi của Chiến lược.

43 Sự can dự của một số nước tại tiểu vùng Mê Công qua các cơ chế hợp tác tiểu vùng và liên hệ tới Việt Nam / ThS. Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 131-151 .- 327

Từ sau Chiến tranh Lạnh, các nước đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng về chính trị và tìm kiếm lợi ích kinh tế. Bài báo này đánh giá về ý đồ của các nước đối tác này, cũng như nhìn lại việc triển khai can dự của từng nước tại tiểu vùng Mê Công, tập trung vào các cơ chế hợp tác đa phương Mê Công do các nước đối tác này thành lập. Trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ bối cảnh trên, bài báo này sẽ đưa ra một số yếu tố cần được cân nhắc trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam đối với các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mê Công này.

44 Chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh Châu Âu: Quá trình hình thành và phát triển / Nguyễn Thị Thúy Hằng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 1 (208) .- Tr. 9-17 .- 327

Phân tích các yếu tố chính tác động đến chính sách đối ngoại và an ninh chung, làm rõ các nội dung cũng như quá trình hình thành và phát triển của chính sách đối ngoại và an ninh chung từ 1991 đến nay.

45 Đại việt trong chính sách đối ngoại của Triều Minh đối với Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIV – Đầu thế kỷ XV / ThS. Nguyễn Nhật Linh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 12 (213) .- Tr. 37-45 .- 327

Trình bày chính sách đối ngoại và quan hệ của triều Minh với Đông Nam Á cuối thể kỷ XIV – đầu thế kỷ XV. Vị thế của Đại Việt trong chính sách đối ngoại của triều Minh với Đông Nam Á. Ảnh hưởng của quan hệ Minh – Đại Việt đối với Đông Nam Á.

46 Chính sách đối ngoại song phương Mỹ - Nhật Bản hai thập niên cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh / Trần Thiện Thanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 5 (54) .- Tr. 32-40 .- 327

Cung cấp góc nhìn toàn diện về chính sách đối ngoại song phương Mỹ - Nhật Bản trong những năm 1970, 1980 trên cơ sở phân tích các quan điểm đối ngoại cụ thể của từng nước với nhau.

47 Bàn về một số đặc thù của chính sách đối ngoại / Nguyễn Thanh Mai // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 11 (206) .- Tr. 64-73 .- 327

Trình bày bản chất của chính sách đối ngoại. Đặc thù của chính sách đối ngoại như: đối tượng tác động, văn kiện thể hiện, nhiệm vụ cụ thể, cơ sở hoạch định, quy trình hoạch định, công cụ thực thi…

48 Học thuyết đối ngoại mới của Liên bang Nga năm 2016 / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 7 (202) .- Tr. 17-29 .- 327

Trình bày những cách thức, mục tiêu chính sách đối ngoại, các vấn đề ưu tiên cũng như các đối tác và địa bàn ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Nga muốn khẳng định với thế giới Liên bang Nga là một trung tâm quan trọng trong thế giới đa cực đang hình thành.

49 Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Philippines với Trung Quốc và Mỹ dưới thời Tổng thống Duterte / TS. Lê Duy Thắng // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 5 (230) .- Tr. 36-44 .- 327

Sau khi trở thành Tổng thống Philippines, ông Duterte đã có nhiều điều chỉnh về chính sách ngoại giao của nước này theo chiều hướng thực dụng, nhất là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Sự thay đổi này bắt nguồn từ sự mất niềm tin vào người bạn đồng minh Mỹ; từ chủ nghĩa dân túy Duterte và những yêu cầu nội tại của Philippines, trong đó có vấn đề kinh tế. Sự thay đổi của Duterte đã có những tác động khá lớn đến chính sách xoay trục của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương, đến vấn đề Biển Đông và quan hệ giữa các nước ASEAN.

50 Chuyển biến từ chính sách đối ngoại Không vấn đề của Thỗ Nhĩ Kỳ / Phạm Thủy Nguyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 7 (56) .- Tr. 1-5 .- 327

Tìm hiểu về nội dung của chính sách Không vấn đề cũng như các thành tựu mà nó mang lại. Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả của chính sách này trong thời điểm hiện tại.