CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
61 Sự can dự của Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê Kông / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 7 (185)/2016 .- Tr. 12-21 .- 327

Trình bày xu hướng chính sách đối ngoại giữa Đài Loan và các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông. Tình hình tham gia của Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê Kông.

62 Các nhân tố và cấp độ trong phân tích chính sách đối ngoại / Vũ Dương Huân // Nghiên cứu quốc tế .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 186-205 .- 327

Phân tích các nhân tố phải tính đến trong hoạch định chính sách đối ngoại. Các cấp độ trong phân tích chính sách đối ngoại là: hệ thống quan hệ quốc tế, quốc gia và cá nhân.

63 Cơ chế hợp tác an ninh – chính trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ứng đối của Việt Nam trước chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI / PGS. TS. Thái Văn Long, ThS. Đàm Trọng Tùng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 5 (194)/2016 .- Tr. 19-24 .- 327

Nghiên cứu, làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhận thức rõ những tác động của nó và có đối sách phù hợp để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia là vấn đề đặc biệt hệ trọng đối với các nước trong khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng.

64 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương: Tác động và những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc / Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 8-17 .- 327

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mọi mặt của Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua TPP, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực qua nhiều lĩnh vực hợp tác từ chính trị đến kinh tế. Những ảnh hưởng của Hiệp định TPP đối với Trung Quốc.

65 Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản giai đoạn 1952-1971 / PGS. TS. Trần Thiện Thanh // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 04/2016 .- Tr. 31-41 .- 327

Phân tích những yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản.

66 Ấn Độ trong chính sách “tái cân bằng” của Mỹ / TS. Trần Xuân Hiệp, ThS. Trần Như Bắc // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 1-8 .- 327

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ trong thời gian qua được đánh giá cao, thậm chí tiềm lực phát triển dài hạn còn hơn hẳn Trung Quốc, điều này làm gia tăng tầm quan trọng của Ấn Độ trong nhìn nhận chính sách của Mỹ. Do đó, việc nghiên cứu vai trò của Ấn Độ trong chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ góp phần làm rõ thêm những nội dung trọng tâm của mối quan hệ Mỹ - Ấn, cũng như tác động của mối quan hệ này đến thế giới và khu vực.

67 Chính sách của Mỹ đối với Cuba dưới thời Tổng thống Obama từ năm 2009 đến nay / ThS. Lộc Thị Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 15-25 .- 327

Phân tích những nhân tố tác động tới chính sách của Mỹ đối với Cuba, chính sách của Mỹ đối với Cuba và một số đánh giá.

68 Một số nhân tố bên trong tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay / TS. Trần Thọ Quang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những tác động của hệ thống bộ máy và cơ chế ban hàng quyết sách của Trung Quốc trong hoạch định chính sách đối ngoại, những tác động của văn hóa chính trị đối với chính sách đối ngoại.

69 Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / ThS. Huỳnh Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 12-21 .- 327

Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong, từ đó góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của các nước Tiểu vùng sông Mekong trong cuộc chiến tranh giành sự ảnh hưởng về chính trị, an ninh, kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.

70 Điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay: Thực trạng và tác động / PGS. TS. Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103) .- Tr. 131-146 .- 327

Phân tích những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đất nước và những tác động của nó đến khu vực và thế giới.