CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
51 Dự báo một số điều chỉnh chính sách cơ bản của EU nhằm ứng phó với chiều hướng chính sách đối ngoại của Chính quyền Donald Trump / TS. Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 3 (198) .- Tr. 3-15 .- 327

Dự báo một số điều chỉnh chính sách cơ bản của EU nhằm ứng phó với chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong thời gian sắp tới.

52 Philippines trong chính sách đối ngoại của Mỹ (1991 – 2014) / PGS. TS. Nguyễn Văn Tận, Nguyễn Thị Ánh Trang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 12-20 .- 327

Làm rõ vị thế của Philippines trong chính sách đối ngoại của Mỹ và sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ đối với Philippines thông qua việc tăng cường quan hệ đồng minh và sự hiện diện quân sự của Mỹ để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như phục vụ cho lợi ích thương mại của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi Mỹ thực hiện chính sách “xoay trục” sang khu vực này.

53 Vị trí, vai trò của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay / ThS. Dương Thúy Hiền // Nghiên cứu châu Âu .- 2016 .- Số 12 (195) .- Tr. 16 – 27 .- 327

Nêu vị trí của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay, vai trò của Liên bang Nga trong đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

54 Nhận diện quan điểm của Nga trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông nói riêng, nước Nga nói chung và hàm ý cho Việt Nam / PGS.TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu châu Âu .- 2017 .- Số 12 (195) .- Tr. 67 – 76 .- 327

Trình bày vài thông tin về Viễn Đông; chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga và vị trí của Viễn Đông trong chiến lược; quan điểm của Nga trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc ở Viễn Đông và Liên Bang Nga nói chung; và hàm ý cho Việt Nam.

55 Viện trợ giải quyết hậu quả chiến tranh trong chính sách đối ngoại của Mỹ / Nguyễn Hồng Quang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 4 (107)/2016 .- Tr. 115-136 .- 327

Tìm cách lý giải cách ứng xử của Mỹ thông qua việc trả lời một số câu hỏi: Viện trợ giải quyết hậu quả chiến tranh đã trở thành một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ như thế nào? Những nhân tố tác động đến viện trợ của Mỹ? Vấn đề viện trợ giải quyết hậu quả chiến tranh được Mỹ xử lý như thế nào?

57 Ấn Độ và Nhật Bản trong chiến lược “Tái cân bằng” sang Châu Á của Chính quyền Obama / Lê Khương Thùy // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 3-15 .- 327

Làm rõ nội hàm chiến lược “Xoay trục” rồi “Tái cân bằng” sang châu Á của Chính quyền Obama, lý do và việc thực hiện chiến lược tăng cường quan hệ một số đồng minh và đối tác quan trọng, tiêu biểu của Mỹ ở khu vực, đó là Nhật Bản – một đồng minh lâu đời, và Ấn Độ - một đối tác mới quan trọng của Mỹ.

58 Đối sách của Singapore trước sự trỗi dậy của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay / PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ, TS. Đàm Huy Hoàng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 12 (184)/2016 .- Tr. 21-36 .- 327

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động tới đời sống chính trị, kinh tế của toàn nhân loại nói chung, từng quốc gia nói riêng. Đối với Singapore, sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa là cơ hội, vừa là thách thức: Cơ hội để phát triển kinh tế và thách thức về an ninh. Để khai thác các cơ hội và giảm thiểu những rủi ro có thể từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, Singapore đã đề ra một đối sách rất khôn ngoan. Nhờ thực hiện thành công đối sách đó, Singapore đã thu được những lợi ích kinh tế lớn từ sự can dự kinh tế với Trung Quốc. Đối sách đó cũng giúp Singapore nhận được sự bảo trợ về an ninh từ Mỹ, tiếp cận được vũ khí và công nghệ quốc phòng tiên tiến mà ngay cả Thái Lan và Philippines, những đồng minh lâu đời của Mỹ ở Đông Nam Á cũng không được nhận. Uy tín và vị thế của Singapore trong ASEAN ngày càng được nâng cao, làm tăng giá trị của Singapore đối với Trung Quốc và Mỹ, hai cường quốc đang kình địch nhau gay gắt ở Đông Nam Á.

59 Những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Afganistan từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / ThS. Phạm Thủy Nguyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 31-37 .- 327

Phân tích những nhân tố quốc tế và nội tại tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Afghanistan sau Chiến tranh Lạnh tới nay như: sự chuyển biến trong môi trường quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh, đặc điểm chính trị, an ninh trong nước, ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo, và nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

60 Chính sách của Cộng hòa Liên bang Đức đối với khu vực Nam Á đầu thế kỷ 21 / Nguyễn Thị Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 27-33 .- 327

Bằng một loạt các cuộc gặp gỡ xuyên Âu – Á song phương và đa phương, Đức đã đẩy mạnh việc hợp tác kinh tế, chia sẻ khoa học kỹ thuật, giải quyết vấn đề nhân quyền…với khu vực Nam Á. Qua đó, Đức vừa củng cố được vị trí của mình vừa có thể cạnh tranh với các cường quốc khác ở Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung khi mà Châu Á đang dần trở thành khu vực quan trọng cũng như sôi động nhất trong các vấn đề toàn cầu.