CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Đối ngoại
21 Nhìn lại chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng SUga Yoshihide / Nguyễn Trường Sơn, Hà Việt Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 11(249) .- Tr. 3-11 .- 327
Phân tích, đánh giá chính sách Đông Nam Á trong một năm cầm quyền của Thủ tướng Suga trên cơ sở nhìn lại tổng thể chiều hướng phát triển của chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và dự đoán về chiều hướng thời gian tới.
22 Khu vực Đông Bắc Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Narendra Modi / Huỳnh Thanh Loan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 12(109) .- Tr. 1-15 .- 327
Phân tích tầm quan trọng và vai trò của khu vực Đông Bắc Ấn trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Modi, đã giúp phát triển khu vực Đông Bắc cũng như tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa – xã hội, kết nối giữa Ấn Độ với các quốc gia láng giềng và Đông Nam Á.
23 Một số phân tích về thực tiến chính sách đối ngoại của Indonesia / Nguyễn Chí Giáp // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 12(261) .- Tr. 53-61 .- 327
Phân tích chính sách Đối ngoại của Indonesia thông qua khái niệm Cường quốc tầm trung và làm rõ các hoạt động của Chính sách đối ngoại Indonesia trong những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời Chính quyền Joko Widodo và mối quan hệ của nó với truyền thông, xã hội và dư luận.
24 Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ukraine từ khi độc lập đến nay (1991-2021) / Nguyễn Anh Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 8(251) .- Tr. 3-18 .- 327
Trình bày và đánh giá những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ukraine trong 30 năm qua như: Chính sách đối ngoại cân bằng giữa Nga và EU của Ukraine dưới Tổng thống Kravchuk, Kuchma và Yanukovich; Chính sách đối ngoại ngả theo phương Tây, xa rời Nga của Ukraine dưới thời Tổng thống Yushchenko, Poroshenko và Zelensky; Chính sách của Ukraine với các nước châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ Ukraine-Việt Nam.
25 Chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ tổng thống Joka Widodo / Hoàng Thị Giang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 9(259) .- Tr. 46-55 .- 327
Tìm hiểu bối cảnh ra đời, nội dung, đặc điểm của chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi. Phân tích kết quả triển khai chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ cầm quyền của ông Jokowi.
26 Chính sách đối ngoại của Sri Lanka và triển vọng quan hệ Việt Nam – Sri Lanka / Trần Ngọc Diễm // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 9(106) .- Tr. 7-13 .- 327
Phân tích yếu tố địa lý và lịch sử phát triển chính sách đối ngoại không liên kết qua các giai đoạn. Từ đó đưa ra những triển vọng phát triển quan hệ song phương Việt Nam – Sri Lanka.
27 Chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay / Đinh Công Hoàng, Hoàng Thị Lan // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 8(281) .- Tr. 23-31 .- 327
Phân tích nhìn lại chiều dài lịch sử mối quan hệ Mỹ - Trung để thấy những biến chuyển trong quan hệ hai nước hiện nay; đồng thời đánh giá những nguyên nhân phía sau từ hai góc độ : sự điều chỉnh trong tâm thế của Trung Quốc và sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ.
28 Ấn Độ trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Joe Biden và triển vọng quan hệ Mỹ - Ấn / Nguyễn Lê Thy Thương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 1-9 .- 327
Tóm lược những điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Ấn trước và trong thời Tổng thống Biden để minh chững rằng Chính quyền Biden đã và đang thừa hưởng những thành tựu lớn về ngoại giao với Ấn Độ của các đời tổng thống tiền nhiệm. Từ đó làm sang tỏ chính sách của Chính quyền Tân tổng thống Joe Biden đối với Ấn Độ và triển vọng của mối quan hệ Mỹ - Ấn trong tương lai gần.
29 Chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền Biden và hàm ý chính sách / Nguyễn Hải Lưu // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- số 5(278) .- Tr. 3-9 .- 327
Tập trung phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại đa phương của Chính quyền Biden từ khi nắm quyền đến nay, từ đó dự báo chiều hướng thời gian tới và đánh giá một số hàm ý chính sách đặt ra.
30 Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ : nghiên cứu việc triển khai đối với Trung Quốc / Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- số 5(102) .- Tr. 44-53 .- 327
Tập trung làm rõ sự chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành được độc lập đến nay. Với phương pháp phân tích chính sách bài viết nhằm làm rõ nguyên nhân, đặc điểm và quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.