CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sở hữu trí tuệ
41 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - một thể chế quản trị căn cốt cho xây dựng và phát triển thành phố thông minh / TS. Vũ Tuấn Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 3(466) tháng 4 .- Tr. 26-30 .- 346.04
Phân tích vị trí, vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xây dựng thành phố thông minh mà Việt nam hướng tới.
42 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định hỗ trợ xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu / Hà Thị Nguyệt Thu // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2017 .- Số 3 .- Tr.58 – 61 .- 346.04
Phân tích thực trạng của hoạt động giám định xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động này, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám định phục vụ xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
43 Giải quyết những thách thức về sở hữu trí tuệ khi Việt Nam gia nhập EVFTA / Nguyễn Thị Huyền // Tài chính .- 2017 .- Số 653 tháng 3 .- Tr. 27-28 .- 346.04
Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các cam kết trong Hiệp định EVFTA, nhận diện những thách thức trước thềm Hiệp định EVFTA, Hoàn thiện chính sách trước khi EVFTA có hiệu lực.
44 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ / Lê Mai Thanh // Nhà nước và pháp luật .- 2016 .- Số 10 (342) .- Tr. 61-69 .- 340
Phân tích các điểm mới của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nói chung và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam thích ứng với yêu cầu của TPP.
45 Tháo gỡ một số hạn chế trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay / Đặng Anh // Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 478 tháng 9 .- Tr. 17-19 .- 346.04
Bài viết điểm lại vai trò của pháp luật đối với sở hữu trí tuệ, đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế về pháp luật đối với SHTT ở VN hiện nay.
46 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương / Lê Thị Nam Giang // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 4 (98) .- Tr. 3 – 9 .- 346.04
Trình bày khái quát quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một số thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện các cam kết trong Hiệp định TPP.
47 Triển vọng hợp tác sở hữu trí tuệ và khoa học công nghệ với Liên minh Kinh tế Á – Âu sau kí kết FTA / TS. Vũ Tuấn Hưng, ThS. Vũ Thị Phương Giang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 9/2015 .- Tr. 38-45 .- 330
Nêu ra các khía cạnh của sở hữu trí tuệ, khoa học công nghệ và triển vọng hợp tác khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam với các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) từ đó đưa ra gợi ý chính sách về vấn đề triển vọng hợp tác sở hữu trí tuệ, khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước trong kiên minh kinh tế Á – Âu sau khi kí kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).
48 Một số vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ / ThS. Khổng Quốc Minh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 433/2014 .- Tr. 32 – 33 .- 364.01
Trình bày tổng quan về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thực trạng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong những năm qua và đưa ra một số đề xuất giải pháp để tăng hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
49 Nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Một góc nhìn từ pháp luật Việt Nam / Nguyễn Ngọc Duy Mỹ // Kinh tế phát triển .- 2014 .- Số 287 tháng 9 .- Tr. 90-105 .- 343.597
Nghiên cứu tập trung xác định nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách cân bằng trên cơ sở liệt kê, phân tích và đánh giá các quy định liên quan nhìn từ góc độ so sánh giữa pháp luật VN với một số điều ước quốc tế mà VN là thành viên. Tác giả cho rằng mặc dù có sự nội luật hóa khá đầy đủ và tương thích của Luật Sở hữu trí tuệ VN đối với những quy định trong các điều ước quốc tế như Công ước Berne, Hiệp định TRIPs nhưng pháp luật VN vẫn còn thiếu hoặc chưa có quy định cụ thể về một số nội dung. Từ đó, tác giả kiến nghị cần tăng cường hơn nữa sự bảo hộ cân bằng giữa độc quyền của chủ sở hữu và quyền tiếp cận, sử dụng của chủ thể khác.