CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sở hữu trí tuệ
31 Hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam – Một số giải pháp / Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.10-15 .- 342
Phân tích nỗ lực và cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng trong thời gian qua là đáng ghi nhận, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó còn có những hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao. Trên cơ sở đánh giá quy định của Luật SHTT về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, các tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm thúc đẩy và tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.
32 Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: cơ hội, thách thức và một số kiến nghị / Khổng Văn Minh // .- 2019 .- Số (723) .- Tr.13-18 .- 342
Phân tích những cơ hội và thách thức về SHTT mà các FTA tác động đến nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST, khai thác tài sản trí tuệ (TSTT), đổi mới công nghệ,…
33 Xây dựng mô hình quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam / Vũ Thị Thu Lan, Bùi Văn Hiển // .- 2018 .- Số 12(717) .- Tr.33-35 .- 658
Xây dựng mô hình quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ nghiên cứu về vai trò của SHTT trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và triển khai công nghệ…
34 Vấn đề sở hữu trí tuệ trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung / Hồng Nhung // .- 2018 .- Số 342(Kỳ 2) .- Tr.63-65 .- 346
Trình bày vấn đề sở hữu trí tuệ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong khi mối quan hệ Mỹ - Trung hết nóng lại lạnh kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Sau vấn đề Triều Tiên, vấn đề sở hữu trí tuệ là nguồn căng thẳng trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Công nghệ trở thành trận địa chính của Trung Quốc và Mỹ khi cả hai đều dốc sức bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của mình.
35 Bộ luật dân sự năm 2015 trước xu hướng quốc tế thừa nhận xung đột pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ / Nguyễn Tiến Vinh // Luật học .- 2017 .- Số 7 (206) .- Tr. 87-100 .- 340
Đánh giá xu hướng quốc tế thừa nhận vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và nhìn nhận các quy định mới của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 trước xu hướng này.
36 Kinh nghiệm giảng dạy môn quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp và một số kiến nghị / Nguyễn Thị Anh Thơ, Ngô Trọng Quân // Luật học .- 2017 .- Số 6 (205) .- Tr. 73-85 .- 340
Phân tích một cách khái quát thực tiễn giảng dạy pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế nói riêng tại một số trường đại học ở một số quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Australia và Singapore để tham chiếu và tìm kiếm các kinh nghiệm phù hợp, từ đó đưa ra một vài gợi ý.
37 Bàn về yêu cầu bảo hộ dạng sử dụng đối với sáng chế ở Việt Nam / Dương Tử Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2017 .- Số 9 (702) .- Tr. 52 - 54 .- 346.597048
Một trong những vấn đề còn gây tranh luận trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thời gian vừa qua là việc cần thiết phải chấp nhận các yêu cầu bảo hộ sáng chế dạng sử dụng hay không? Bài viết đưa ra các phân tích góp phần làm rõ vấn đề này.
38 Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Hồ Bích Hằng // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 5 (108) .- Tr. 3-8 .- 340
Phân tích các nguyên nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị tương ứng.
39 Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 5 (108) .- Tr. 17-25 .- 340
Phân tích các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại vật chất được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và văn bản hướng dẫn, đồng thời đề xuất hướng giải quyết vấn đề.
40 Mối quan hệ giữa pháp luật sở hữu công nghiệp và pháp luật cạnh tranh / Nguyễn Thị Bích Ngọc // .- 2017 .- Số 2 (201) .- Tr. 28-38 .- 340
Xem xét mối quan hệ giữa pháp luật sở hữu công nghiệp và pháp luật cạnh tranh liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.