CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sở hữu trí tuệ
1 Sở hữu trí tuệ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam / Khổng Quốc Minh // .- 2024 .- Số (1+2) .- Tr. 33-35 .- 330
Các nước đang phát triển có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ ở tầm chiến lược để tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ (CGCN) và thu hút FDI. Bài viết làm rõ hơn vấn đề sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng, qua đó đề xuất một số kiến nghị ở góc độ sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy bền vững FDI vào Việt Nam.
2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học bằng các chỉ số về sở hữu trí tuệ / Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Hữu Cẩn // .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 15-18 .- 650
Xu hướng sử dụng các chỉ số về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đánh giá hiệu quả hoạt động của các của các viện nghiên cứu, trường đại học (VNC, TĐH) đã cho thấy nhu cầu thực tiễn của các tổ chức này nhằm mục đích quản lý, phân bổ nguồn lực cũng như cải tiến hiệu quả quản trị tổ chức. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản về đánh giá hiệu quả hoạt động của các VNC, TĐH bằng các chỉ số về SHTT, thực tiễn áp dụng và đề xuất cho Việt Nam.
3 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng mới tạo ra từ cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 35-49 .- 340
Sự phát triển khoa học – công nghệ song hành cùng yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sáng tạo mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những đối tượng mới đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo hộ thích đáng đối với thành quả lao động sáng tạo của con người. Nội dung bài viết tập trung đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với ba đối tượng: trí tuệ nhân tạo và sản phẩm tạo ra từ trí tuệ nhân tạo, NFT, công nghệ in 3D và sản phẩm liên quan đến công nghệ in 3D.
4 Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Trần Hải Yến, Vũ Thị Phương Giang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 2(264) .- Tr. 71-79 .- 327
Phân tích một số vấn đề liên quan đến thực trạng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản, từ đó đối chiếu đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam.
5 Nhìn nhận từ các vụ án về buôn bán “sách giả” dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ / Huỳnh Thanh Tịnh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 52 – 57 .- 340
Tình trạng vi phạm bản quyền đối với sách ngày một phổ biến và quyền phức tạp hơn. Các cơ quan điều tra tại nhiều địa phương trên cả nước đã quyết định khởi tố nhiều vụ án hình sự liên quan đến hành vi buôn bán “sách giả” về tội danh “sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trong cách hiểu và việc áp dụng giữa tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192 và tội “xâm phạm quyền tác giả” theo Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy vấn đề này cần được hiểu và giải quyết ra sao sẽ phù hợp và thuyết phục hơn?
6 Mô hình khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Bích Thảo // .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 20– 34 .- 340
Bài viết làm rõ hai vấn đề: 1. Khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ gồm những thành tố nào?2. Sự thể hiện của các thành tố đó trong pháp luật Việt Nam hiện hành ở mức độ nào? Bài viết khẳng định khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam nhìn chung đã tương đối đầy đủ, thuận lợi, tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế số.
7 Ý kiến của người thứ 3 về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp / Nguyễn Thị Hạnh Lê // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 9(148) .- Tr.28-36 .- 910
Việc qui định về ý kiến của người thứ 3 về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đơn ký sở hữu công nghiệp (SHCN)( bao gồm về qui đinh cơ chế đồng ý và cơ chế phản đối đơn SHCN) có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đơn, chủ sở hữu các đối tượng SHCN đã được bảo hộ. Đây là vấn đề hiện nay chưa được làm rõ tại Dự thảo Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là trong qui định liên quan đến văn bản đồng ý cấp văn bằng bảo hộ của bên thứ 3.
8 Doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng sở hữu trí tuệ để tiếp cận thị trường / Vy Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 614 .- Tr. 43 - 45 .- 658
Việt Nam đã sớm xác định chủ trương sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội.
9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ : tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh / Công Thường // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 4-6 .- 340
Nghiên cứu luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh. Góp phần tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, qua đó thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời, việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh hơn, từ đó tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tự tin hội nhập vào sân chơi chung của thế giới.
10 Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế về dược phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 - nhìn từ khung pháp lý WTO và Hiệp định (CPTPP) / Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Quốc Hùng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.72-81 .- 346.597048
Bài viết này sẽ phân tích quyền tiếp cận dược phẩm trong thời kỳ COVID-19 với liên hệ cụ thể tới qui định về bắt buộc chuyển giao sáng chế của những hiệp định trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhằm đưa ra lưu ý cho Việt Nam với tư cách quốc gia ký kết các hiệp định này.