CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sở hữu trí tuệ

  • Duyệt theo:
21 Bảo hộ sáng chế về công nghệ xanh tại Việt Nam / Vũ Ngọc Dương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 32-35 .- 340

Cung cấp một số điểm nổi bật về thực trạng phát triển của công nghệ xanh tại Việt Nam, toàn cảnh việc bảo hộ sáng chế công nghệ xanh trong những năm gần đây cùng xu hướng nộp đơn đăng ký sáng chế trong một số lĩnh vực cụ thể của công nghệ xanh tại Việt Nam. Các dữ liệu sáng chế công nghệ xanh là ý tưởng để nhận biết sự thay đổi môi trường. Dữ liệu này cho phép các công nghệ môi trường nhanh chóng được biết đến. Nó cũng cho phép các công nghệ môi trường đặc biệt sẽ được nhận biết, hỗ trợ thêm cho sự phát triển của năng lượng xanh.

22 Xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật / Lê Tùng Sơn, Trần Văn Tiến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 46-51 .- 340

Trình bày xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) khoan học và công nghệ (KH&CN) và quyền tác giả (QTG) là hai chế định pháp luật có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo nền tảng để thực hiện các quyền con người, quyền công dân khác như: học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp cận và thụ hưởng các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển xã hội học tập và nền kinh tế tri thức. Tuy vậy, trên thực tế, qua nghiên cứu về thực trạng pháp luật hiện hành, hai chế định pháp luật này đang có những xung đột nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và nhận diện những xung đột hiện hữu giữa quyền TCTT KH&CN với bảo hộ QTG, bài viết đề xuất giải pháp chính sách nhằm khắc phục những xung đột trên.

23 Tầm quan trọng của chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu tại các trường Đại học / Lê Thị Thanh Tâm, Hoàng Đình Thái // Khoa học Đại học Văn Lang .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 25-34 .- 658

Trình bày tầm quan trọng của chính sách quản trị tài sản trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu tại các trường Đại học. Chính sách tài sản trí tuệ trong các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết quả nghiên cứu đưa vào thực thi thương mại hóa.

24 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với Việt Nam / Đặng Viết Tiến, Lê Danh Lượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 540 .- Tr. 7-9 .- 330

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được ký kết tại Chile. Trong hiệp định này vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT) là điều đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam. Ở Việt Nam, tình tạng xâm phạm SHTT hiện khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Trong CPTPP với 10 điều (trong 20 điều) liên quan đến SHTT được các quốc gia đưa vào thỏa thuận. Bài viết này tập trung vào các cam kết liên quan đến việc thực thi các quyền SHTT trong chương 18 của CPTPP.

25 Quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP và những tác động đến chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo / Phan Quốc Nguyên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 6(735) .- Tr.14-16 .- 340

Trình bày quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ đem đến cơ hội mà còn đặt ra một số thách thức trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển giao công nghệ (CGCN) ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

26 Hoàn thiện quy định pháp luật về việc công nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ / Lâm Tố Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 2 (2020) .- Tr.10 – 15 .- 340

Nêu lên những bất cập và đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về: Biện pháp bảo đảm áp dụng đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ; đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.

27 Nhu cầu thành lập tòa sở hữu trí tuệ ở Việt Nam / Nguyễn Văn Luật // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 3 – 10 .- 340

Tòa sở hữ trí tuệ là một trong những tòa chuyên trách được nhiều quốc gia thành lập nhằm thụ lý và xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tranh chấp về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày một nhiều và phức tạp, thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải thành lập tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân và tổ chức. Đây là đòi hỏi khách quan trong quá trình cải cách tư pháp nói chung và hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng ở Việt Nam hiện nay.

28 Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Phát triển toàn diện, hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam / Nguyễn Văn Bảy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 10(727) .- Tr.8-10 .- 340

Trình bày chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Phát triển toàn diện, hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chiến lược mang tầm quốc gia về SHTT, đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực SHTT, khẳng định SHTT là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

29 Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.50-53 .- 340

Trình bày thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đã đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn và thách thức.

30 Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp / Nguyễn Trọng Luận, Nguyễn Thị Ngọc Uyển // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 06 (127) .- Tr. 37 – 47 .- 340

Phân tích những trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế theo quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, đồng thời chỉ ra những bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu so sánh với pháp luật sở hữu trí tuệ của cộng hòa Pháp.