Tài chính xanh đối với suy thoái môi trường và năng lượng bền vững tại 45 quốc gia châu Á
Tác giả: Phạm Thị Tường Vân, Trần Thị Lệ HiềnTóm tắt:
Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ của các chỉ số kinh tế, tài chính và lượng khí thải môi trường, nhằm phân tích tác động đổi mới tài chính đến lượng thải carbon, khí thải nhà kính, và tiếp cận điện. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 45 quốc gia châu Á thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng POPU và GDP có tác động dương đến cả 2 biến phụ thuộc khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Đối với các biến hệ thống tài chính thì nghiên cứu chỉ ra ROE, LIRE, DOCRE, EDST có tác động tích dương đáng kể đến khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Trong khi đó COINC, ATM tác động âm đáng kể đến CO2 và GRHO. Hơn nữa, ROA, CAAS, DEPO, BORR không có tác động đáng kể đến CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Ngoài ra, POPU, GDP, ROA, ROE, LIRE, COINC, DEPO không có tác động đáng kể đến tiếp cận điện ELEC. Đồng thời CAAS, DOCRE, BORR, ATM, EDST có tác động tích cực và đáng kể đến ELEC. Dựa trên kết quả nghiên cứu ra một số giải pháp để giảm lượng khí thải CO2 và tổng lượng khí thải nhà kính, chú trọng tập trung phân tích tác động của đổi mới tài chính hướng đến tài chính xanh và phát triển bền vững.
- Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính
- Tác động của nhận thức môi trường không ổn định và cam kết quản trị cấp cao đến áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam
- Tác động của môi trường đa văn hóa đến hiệu suất làm việc của nhân viên tại các công ty đa quốc gia ở TP. Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu ý định mua sắm mỹ phẩm thân thiện với môi trường của phụ nữ trẻ tuổi tại Việt Nam
- Nghiên cứu giảm thiểu tác động của hoạt động logistics đến môi trường