CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại Điện tử
1 Lợi ích và rủi ro khi tham gia thương mại điện tử : nghiên cứu tệp người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam / Nguyễn Xuân Mai Yến // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 25 - 27 .- 658
Bài viết cung cấp các thông tin về lợi ích và rủi ro mà người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam đối diện khi tham gia thương mại điện tử.
2 Một số phương pháp xây dựng và đánh giá hệ thống khuyến nghị trong thương mại điện tử / Nguyễn Thị Yến // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 37 - 39 .- 658
Trình bày tổng quan và các phương pháp xây dựng hệ thống khuyến nghị trong thương mại điện tử. Khi xây dựng hệ thống khuyến nghị, người ta thường quan tâm tới hiệu quả của nó. Bài báo cũng tập trung phân tích và giới thiệu các phương pháp đánh giá một hệ thống khuyến nghị sử dụng mô hình hồi quy và phân lớp.
3 Ảnh hưởng của thương mại điện tử đến kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương / Lê Minh Tuyền // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 126 - 128 .- 658
Bài nghiên cứu này phân tích tác động của sự phát triển thương mại điện tử đối với nền kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khu vực này đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống và tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho nền kinh tế. Sử dụng dữ liệu từ các báo cáo kinh tế và nghiên cứu trước đây, bài viết khám phá các xu hướng, lợi ích và thách thức mà thương mại điện tử mang lại cho các quốc gia trong khu vực.
4 Thách thức trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam / Trịnh Thị Thanh Loan // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 104 - 106 .- 658
Bài viết nhằm đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử hiện nay và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này.
5 Vai trò của logistics xanh đối với sự phát triển bền vững của thương mại điện tử / Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thùy Anh // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 31- 33 .- 658
Bài viết này trình bày những thách thức chính về tác động của hoạt động logistic thương mại điện tử đối với môi trường và xem xét ảnh hưởng của phương pháp logistic xanh đến sự phát triển bền vững của thương mại điện tử.
6 Phát triển thương mại điện tử với Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Cẩm Phú, Trần Ngọc Tú // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 99-101 .- 381
Tại Việt Nam thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia. Bài viết phân tích thị trường thương mại điện tử với Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.
7 Phát triển logistic trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử hiện nay / Trần Văn Dũng // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 102-104 .- 658.7
Trong những năm qua, sự phát triển của thương mại điện tử thúc đẩy hành vi tiêu dùng của người mua, thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh thương mại điện tử. Sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho dịch vụ logistics. Để hoạt động logistic trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử hoạt động hiệu quả thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.
8 Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử quốc tế / Phạm Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 124-126 .- 381
Trong những năm gần đây, với chủ trương hội nhập quốc tế, kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các hoạt động xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử quốc tế ngày càng phổ biến. Trong quá trình đó, bảo vệ thương hiệu không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là một yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo sự tin cậy đốivới người tiêu dùng toàn cầu. Bài viết trao đổi về thực trạng bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử quốc tế thời gian qua và một số giải pháp cho thời gian tới.
9 Phát triển thương mại điện tử ở Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số / Cao Anh Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 144-146 .- 658
Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu về chỉ số phát triển thương mại điện tử. Thực tiễn cho thấy, thương mại điện tử đã góp phần vào đổi mới hoạt động mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, được doanh nghiệp và người dân ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử tạiTP. Hà Nội dựa trên một số tiêu chí cơ bản đã được xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩyphát triển thương mại điện tử trong những năm tới.
10 Phát triển mô hình tín dụng số “mua trước trả sau” tại Việt Nam / Trần Ngọc Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 54-56 .- 332.04
Thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển và mở ra nhiều hình thức thanh toán – tín dụng mới, tạo ra sự linh hoạt và cơ hội tài chính cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, mô hình tín dụng số “Mua trước trả sau” tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 45,2% (Statista, 2023b), nhờ vào chính sách lãi suất hấp dẫn và thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh trên thị trường “Mua trước trả sau” cũng rất gay gắt và cơ chế pháp lý về “Mua trước trả sau” cũng chưa hoàn thiện kịp theo tốc độ phát triển của thị trường, dẫn đến các rủi ro tài chính nhất định. Bài viết tập trung phân tích tổng quan về tín dụng số \Mua trước trả sau\, kết hợp với bài học kinh nghiệm quốc tế để đề ra hàm ý chính sách nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn của mô hình tín dụng này.