CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
131 Xu hướng phát triển kinh tế xanh: đặc điểm, vai trò và gợi ý cho Việt Nam / Trịnh Diệu Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 16-18 .- 330
Phát triển kinh tế xanh hay nói cách khác là xanh hoá nền kinh tế là xu hướng mới của các quốc gia trong lược phát triển kinh tế nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, cạn kiệt tài nguyên và hoạt động của suy thoái toàn cầu. Có thể thấy, phát triển kinh tế xanh chính là “chìa khoá” cho chiến lược phát triển dài hạn của các quốc gia trong tương lai. Vì vậy, đánh giá xu hướng phát triển kinh tế xanh, tìm ra đặc trưng để gợi ý giải pháp phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam một cách phù hợp là rất cần thiết.
132 Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mô hình liên kết kinh tế “bốn nhà” / Lưu Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 34-36 .- 330
Bài viết phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng các mối quan hệ của mô hình liên kết “bốn nhà". Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thì trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị
133 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân khu vực trung du và miền núi phía Bắc / Phạm Hoàng Linh, Nguyễn Khánh Doanh // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 76-84 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố tới ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trên cơ sở lý thuyết chấp nhận công nghệ, nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính với dữ liệu sơ cấp từ điều tra người nông dân tại bốn tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Phú Thọ. Kết quả cho thấy cả nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng đều có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân. Tuy nhiên, nhận thức về tính hữu ích có tác động lớn hơn. Do đó, nghiên cứu cho rằng cần phải tập trung nâng cao nhận thức của người nông dân về tính hữu ích của hệ thống thông tin nông nghiệp. Bên cạnh đó, phải cải thiện nhận thức của họ về tính dễ sử dụng của hệ thống thông tin, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện sử dụng chúng trong phát triển kinh tế.
134 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số giải pháp tháo gỡ / Võ Thị Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Quốc Anh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 58-62 .- 658
Bình Dương là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của quốc gia và là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của cả nước; có địa hình và nền đất cứng thích hợp cho việc xây dựng các hạ tầng kinh tế kỹ thuật như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông... thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Bình Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật bền vững, giá trị gia tăng các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, dịch vụ chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào các lợi thế so sánh mà trong thời gian tới sẽ không còn như giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,…; đời sống văn hóa, xã hội của người dân còn chậm được nâng cao. Để cải thiện các tồn tại, hạn chế kể trên cũng để nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, cần có những giải pháp nhằm nâng cao giá trị tăng trưởng mà một trong số đó là thông qua việc chọn lọc trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng đầu tư FDI vào tỉnh Bình Dương và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp trong thời gian tới.
135 Giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế / // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 26-31 .- 330
Nhiều nghiên cứu gần đây về rau an toàn (RAT) đã được triển khai tại khu vực đô thị hoặc vùng ven đô, trong khi rất ít nghiên cứu được thực hiện tại khu vực miền núi - nơi có một số lợi thế về điều kiện tự nhiên như khí hậu và đất đai. Sử dụng số liệu thứ cấp và khảo sát hộ gia đình, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng mô hình thí điểm và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình sản xuất RAT tại huyện A Lưới - một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.
136 Phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Phạm Văn Sơn, Hoàng Văn Phai, Bùi Tiến Phúc // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 32-35 .- 330
Bài viết này sử dụng một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, logic - lịch sử... để tổng hợp, lập luận dựa trên các dữ liệu thứ cấp để tập trung làm rõ những kết quả, hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển KTTT phù hợp xu hướng phát triển mới và tình hình thực tiễn hiện nay.
137 Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 65(4) .- Tr. 06-10 .- 330
Công nghiệp chế biến, chế tạo (CNCBCT) là ngành dẫn đầu trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, đồng thời là động lực tăng trưởng cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút vốn FDI của ngành vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi. Do vậy, chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI ngành CNCBCT đến phát triển kinh tế (PTKT). Dựa vào các số liệu đã thống kê, tác giả phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành CNCBCT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2021, từ đó kiến nghị các giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào ngành CNCBCT hướng tới mục tiêu PTKT bền vững.
138 Hỗ trợ doanh nghiệp việt nam phục hồi và phát triển giai đoạn hậu Covid-19 / Nguyễn Thị Kim Nguyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 78 - 81 .- 330
Trong các năm từ 2020-2022, Việt Nam trải qua 4 đợt phòng, chống dịch COVID-19. Đến thời điểm này, dịch bệnh đã được kiểm soát, cuộc sống sinh hoạt của người dân đã trở lại hoạt động bình thường, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... cũng phục hồi và phát triển trở lại, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hậu dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có giải pháp nhằm phục hồi và phát triển.
139 Mô hình giá trị hợp lý trong phát triển kế toán ở Việt Nam / Đường Thị Quỳnh Liên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 37-41 .- 657
Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp cần cung cấp báo cáo tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó thông tin của tài sản và nợ phải trả cần trình bày theo nguyên tắc giá trị hợp lý nhiều hơn là giá gốc. Giá trị hợp lý đang khẳng định những ưu thế trong định giá. Việc sử dụng giá trị hợp lý được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB) ủng hộ và đang chuẩn bị những cơ sở quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Tuy nhiên việc áp dụng giá trị hợp lý là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn nghiên cứu kế toán trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, đặc biệt trong tiến trình phát triển kế toán ở Việt Nam. Bài viết này đề cập cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý, khái quát thực trạng sử dụng mô hình giá trị hợp lý ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng mô hình giá trị hợp lý trong phát triển kế toán ở Việt Nam.
140 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay / Bùi Ngọc Quỵnh, Tô Hiến Thà, Đậu Vĩnh Phúc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 42-46 .- 330
Phát triển khu kinh tế ven biển là hướng đi tất yếu, đầy hứa hẹn của Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Bên cạnh những kết quả tích cực, đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong thời gian qua, khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đã đầu tư. Bài viết thông qua việc phân tích thực trạng phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay, chỉ ra những vấn đề mâu thuẫn đang đặt ra , từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục trong thời gian tới.