CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
151 Đánh giá năng lực cạnh tranh của khu kinh tế Nghi Sơn so với các khu kinh tế trong và ngoài nước / Nguyễn Tiến Hiệu, Lê Minh Thống // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 631 .- Tr. 28 - 30 .- 330
Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa là một trong những khu kinh tế ven biển trọng điểm của Việt Nam đươc thành lập từ năm 2006 theo quyết định số 102/QĐ –TTg. Đây là động lực trong việc phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực phía Nam vừng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên trong bối cảnh sự cạnh tranh gay gắt giữa các khu kinh tế cả trong và ngoài nước thì khu kinh tế Nghi Sơn cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Do đó, cần có sự nhận diện về năng lực cạnh tranh hiện tại so với các khu kinh tế trong và ngoài nước để từ đó xây dựng ra các định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu kinh tế Nghi Sơn.
152 Cảm nhận của người dân về một số chỉ báo đo lường an ninh kinh tế từ góc độ an ninh con người / Lưu Thị Lịch // .- 2023 .- Số 631 .- Tr. 61 - 63 .- 330
Bài viết phân tích cảm nhận của người dân về một số chỉ báo an ninh kinh tế được đề xuất đưa vào tính toán thử nghiệm chỉ số an ninh kinh tế của Việt Nam ở cấp cá nhân từ góc độ an ninh con người dựa trên kinh nghiệm tính toán chỉ số an ninh kinh tế của các nước trên thế giới và bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2015- 2020.
153 Hoàn thiện chính sách tài chính phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thế Anh, Đào Thị Hương // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 5-8 .- 332.024
Thời gian qua Việt Nam không chỉ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định hơn mà chất lượng tăng trưởng đã dần cải thiện, có những chuyển biến tích cực, hướng tới nền kinh tế xanh. Tuy nhiên kinh tế xanh ở Việt Nam đối mặt nhiều thách thức như nhiều chiến lược quy hoạch, chương trình, đề án có liên quan còn trùng lắp, quá trình chuyển đổi chậm, công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường chưa giải quyết. Từ nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính hướng đến nền kinh tế xanh, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.
154 Chính sách thuế xanh nhằm phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hải Bình // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 9-12 .- 336.2
Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam hướng tới là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiền bộ công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Đảng và Nhà nước tập trung thúc đẩy kinh tế xanh. Theo đó chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách xuyên suốt của nhà nước và thuế xanh đã, đang trở thành một trong nhưng công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững.
155 Tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 13-15 .- 330
Trong những năm qua mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó kéo theo những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Bài viết khái quát về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
156 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nền kinh tế xanh / Nguyễn Đức Dương // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 23-26 .- 330
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Mỹ, Nhật Bản, đưa ra thảo luận đánh giá về vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế xanh. Bài viết đề xuất khuyến nghị giải pháp phát triển nền kinh tế xanh bền vững Việt Nam, hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển kinh tế xanh, tăng cường ứng dụng công nghệ xanh quốc gia, xây dựng bộ chỉ số về phát triển kinh tế xanh như một công cụ giám sát hoạt động kinh tế.
157 Logistics xanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững / Phạm Văn Kiệm // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 50-53 .- 658.7
Những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16%/năm, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đóng góp quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, logistics là một trong những ngành có mức độ tiêu thụ năng và phát sinh khí thải lớn. Bài viết đánh giá thực trạng và thách thức từ logistics xanh cùng các cơ hội mới cho tăng trưởng bền vững của Việt Nam.
158 Logistics xanh: thực trạng và giải pháp tại Việt Nam / Phạm Thúy An // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 47-52 .- 658.7
Bài báo đưa ra góc nhìn tổng quan về sự ra đời cũng như những thành phần chính của logistics để người đọc có cái nhìn bao quát và rõ hơn về những quan điểm liên quan đến lĩnh vực logistics xanh. Đồng thời tác giả đưa ra thực trạng một số hoạt động logistics xanh cùng những ứng dụng hiện nay trong lĩnh vực này tại Việt Nam cùng đề xuất một số giải pháp hiện đang được triển khai tại một số quốc gia trên thế giới để góp phần phát triển hoạt động logistics xanh tại Việt Nam trong tương lai.
159 Vai trò của trí thức Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước: tầm nhìn đến năm 2030 / Hà Thị Hồng Vân, Nông Bằng Nguyên // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 56-58 .- 330
Bài viết này trình bày vai trò của lực lượng trí thức trong việc đóng góp vào sự phát triển của quốc gia thể hiện qua những đóng góp đối với phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Nghiên cứu này tập trung vào nhóm tri thức hưởng lương ngân sách nhà nước. Nghiên cứu này cho thấy đội ngũ tri thức đóng vai trò dẫn dắt đất nước trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế và đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của quốc gia trong những năm vừa qua.
160 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Sâm // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 77-79 .- 330
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến trên thế giới hiên nay nhờ những ưu điểm vượt trội. Cách thức phát triển này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết khái quát quan niệm về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, đồng thời làm rõ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở các quốc gia trên thê giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.