CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển kinh tế
1 Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam / Bùi Văn Lương, Đinh Hồng Linh, Mai Việt Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 .- Tr. 90 - 93 .- 330
Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn do tình trạng già hóa dân số gây nên. Số người từ 60 tuổi trở lên đã đạt gần 297 triệu, chiếm 21,1% tổng dân số Trung Quốc vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt trung bình gần 9% mỗi năm kể từ năm 1989. Quy mô của nền kinh tế bạc của Trung Quốc hiện đạt 7 nghìn tỉ NDT, tương đương 6% GDP của quốc gia, theo Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 30 nghìn tỉ NDT vào năm 2035. Bài viết nghiên cứu những chính sách phù hợp mà Trung Quốc đã và đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của nền “kinh tế bạc” ứng phó với thách thức già hoá dân số hiện nay ở đất nước tỷ dân này làm bài học kinh nghiệm ứng phó với già hoá dân số - một vấn đề đang rất cấp bách ở Việt Nam hiện nay.
2 Lực lượng kinh tế tư nhân Việt Nam – động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước / Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Thị Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2024 .- Số Đặc biệt (2024) .- Tr. 2-12 .- 330
Bài viết nhìn nhận dưới góc độ lực lượng kinh tế tư nhân, tức là cấu trúc hệ thống tổng thể các bộ phận cấu thành khu vực này. Theo cách tiếp cận đó, ngoài việc đánh giá được những bước tiến nhảy vọt của khu vực này, từ chỗ là đối tượng tồn tại để cải tạo đến chỗ được định vị là khu vực giữa vai trò động lực quan trọng trong phát triển đất nước. Trên cơ sở các phát hiện hai nhóm nguyên nhân chính của các vấn đề nói trên là những yếu kém của chính lực lượng kinh tế tư nhân và những bất cập trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bài viết đề xuất hai nhóm giải pháp tương ứng nhằm nâng cao vai trò động lực quan trọng của kinh tế tư nhân trong quá trình thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế xã hội / Trần Thị Vân Hoa, Đỗ Thị Đông // Kinh tế & phát triển .- 2024 .- Số Đặc biệt (2024) .- Tr. 23-32 .- 330
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế xã hội. Phương pháp nghiên cứu tại bàn với các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm sách, tạp chí, báo, các bài viết trên internet. Kết quả cho thấy trí tuệ nhân tạo được ứng dụng phổ biến vào các lĩnh vực kinh tế xã hội và có tác động tích cực và đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, xu hướng công nghệ này là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Dựa vào những phân tích, bài viết đề xuất một vài gợi ý về chính sách đối với Việt Nam trong việc quản lý sử dụng AI để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
4 Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào / Phạm Thị Ngọc Vân, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Quang Huy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 15-18 .- 330
Hơn 60 năm qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có, trong mối quan hệ toàn diện đó có hợp tác về kinh tế và đã gặt hái được nhiều thành công. Chính vì thế, quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào là một trong những mối quan hệ hợp tác kinh tế quan trọng và phát triển năng động trong khu vực Đông Nam Á.
5 Kinh tế Việt Nam 2024 - Dự báo và giải pháp cho 2025 / Nguyễn Thị Hằng, Ngô Thế Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 10-14 .- 330
Năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt; cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, xung đột quân sự Nga- Ukraina ngày càng gia tăng; tình hình Trung Đông bên bờ vực chiến tranh toàn diện vì xung đột Iran-Israel. Song, kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn ổn định và phát triển khả quan. Bài viết khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024 và đề xuất một số giải pháp cho năm 2025.
6 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Trọng Cơ, Tạ Thanh Mai, Nguyễn Thu Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 283 .- Tr. 5-8 .- 330
Kinh tế số đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Tại Việt Nam, kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và tạo ra giá trị mới. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế số ở Việt Nam còn đối mặt với nhiều thách thức như: nhận thức về kinh tế số chưa đầy đủ, hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, và các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng.
7 Vai trò của ngành dịch vụ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế / Nguyễn Tấn Hưng, Trần Văn Hùng // .- 2025 .- Số 283 .- Tr. 48-52 .- 330
Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của ngành dịch vụ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành dịch vụ góp phần quan trọng vào gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong quy mô GDP của thành phố, tạo công việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế. Bên cạnh những đóng góp thì ngành dịch vụ vẫn chưa thể hiện hết vai trò to lớn đối với quá trình phát triển của thành phố do còn phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn nhất định. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị.
8 Những đóng góp nổi bật của Tập đoàn Samsung, Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam / Đoàn Thị Trà Thu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 32 - 41 .- 330
Samsung là một tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc, hoạt động ở nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là một địa bàn trọng điểm. Từ năm 2008 đến nay, Samsung đã mở nhiều nhà máy lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất điện thoại, máy vi tính cũng như nhiều thiết bị điện tử khác. Là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, với số vốn lên tới hàng chục tỷ USD, thu hút hàng chục nghìn lao động, Samsung đã góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên nói riêng, trên phạm vi toàn quốc nói chung.
9 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam / Lê Thị Thu Mai, Lại Lâm Anh // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 63-74 .- 320
Nghiên cứu trọng tâm và thực trạng phát triển chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam.
10 Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số / Trần Ngọc Phú, Mai Vũ Duy // .- 2024 .- Tháng 08 .- Tr. 129-131 .- 330
Đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội, thách thức trong giai đoạn hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đô thị.