CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý Nhà nước
61 Quản lý nhà nước đối với ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay / Đặng Hoàng Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 72 - 74 .- 658
Cơ cấu lại là quá trình chuyển đổi, sắp xếp và tổ chức lại từ cơ cấu cũ sang cơ cấu mới. Cơ cấu lại ngành dịch vụ là quá trình chuyển đổi, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của ngành dịch vụ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.
62 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn mới / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 91-93 .- 658
Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng phổ biến và được pháp luật quốc tế và Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong những năm qua, tình trạng biến tướng mô hình này, tiềm ẩn hành vi có tính chất lừa đảo núp bóng loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến rất phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Trong bối cảnh đó, cần sớm có giải pháp ngăn chặn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021-2025.
63 Một số vấn đề lý luận về phát triển nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh / Hà Đức Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 91-93 .- 658
Nhân lực quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế là người giúp Nhà nước thực hiện vai trò đó cả ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Bài viết này trên cơ sở phân tích các tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến phát triển nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh. Hiện tại, nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh bên cạnh những ưu thế về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ cấu nhân lực khá hợp lý... thì vẫn có những hạn chế nhất định trong trình độ QLNN, kỹ năng lao động, thế lực và văn hoá lao động công nghiệp. Vì vậy, việc khai thác và phát triển nhân lực một cách hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay là yêu cầu rất cấp thiết.
64 Tăng cường quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Trần Minh Hoàng, Lê Thế Anh // .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 49-51 .- 332.1
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và hội nhập quốc tế của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bài viết tác giả tập trung xem xét thực trạng FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 — 2020, từ đó đánh giá những đóng góp của FDI đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng như chỉ ra những vấn đẻ còn đặt ra trong việc thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn 1991 — 2020 ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với FDI trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam, thế giới khi đối mặt với đại dịch Covid-19.
65 Quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An / Ngô Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 130-132 .- 658
Vinh là thành phố có tình trạng biến động đất đai nhanh bởi tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu sang nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chia tách sáp nhập địa giới hành chính... tăng nhanh qua từng năm. Từ khi có Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2013 đến nay, TP.Vinh đã rất chú trọng tới công tác này và các đơn vị thực hiện thanh tra chủ yếu là thanh tra thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoạt động tích cực và có hiệu quả.
66 Xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Hoàng Mai Chi, Trần Thùy Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 110-112 .- 658
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là chủ trương, hướng đi đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường, sinh thái của đất nước. Học hỏi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước sẽ giúp Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu xây dựng nông thôn mới hiệu quả, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Bài viết nghiên cứu thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á, qua đó gợi ý chính sách cho Việt Nam.
67 Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Trần Nguyễn Tịnh Đoan // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 56-58 .- 658
Trình bày tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VN theo tiêu chí phù hợp; một số đề xuất, kiến nghị.
68 Tăng cường quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Trần Minh Hoàng, Lê Thế Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.49 - 51. .- 332
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và hội nhập quốc tế của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bài viết tác giả tập trung xem xét thực trạng FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2020, từ đó đánh giá những đóng góp của FDI đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng như chỉ ra những vấn đề còn đặt ra trong việc thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn 1991 - 2020 ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với FDI trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam, thế giới khi đối mặt với đại dịch Covid - 19.
69 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế / Hoàng Lan Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.89 - 90 .- 332
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế là quá trình tác động của Nhà nước tới hệ thống quản trị đại học (bộ máy quản trị đại học) thông qua hệ thống các công cụ Nhà nước để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, thể chế tài chính, tổ chức bộ máy quản lý tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
70 Quan điểm và đặc trưng quản lý nhà nước về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế / Hoàng Lan Phươn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.103 - 104 .- 332
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học về cơ bản chính là quản lý của Nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giáo duch nói chung. Ngày nay, với tư duy đổi mới và yêu cầu XHH dịch vụ công, có sự ra đời các chủ thể cung cấp giáo dục khác nhau (Nhà nước, tổ chức ngoài nhà nước, cá nhân). Với nhận thức cơ sở giáo dục là tế bào của nền giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của mỗi quốc gia, quản lý nhà nước hệ thống này phải tạo điều kiện cho nó phát triển, hoạt động đúng hướng, đúng pháp luật và mục tiêu đào tạo.