CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lý Nhà nước

  • Duyệt theo:
51 Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 / Trịnh Thị Ái Hoa // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 22-25 .- 658

Giai đoạn 2015-2020, mặc dù nhiều hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế của giai đoạn trước đã được khắc phục nhưng vẫn còn một số tồn tại. Điều này đã làm giảm hiệu quả của phân cấp và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, từ đó khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

52 Ảnh hưởng của chính sách huy động vốn nguồn lực tài chính đến hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang / Nguyễn Thu Nga, Kiều Thị Khánh // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 516 .- Tr. 112-120 .- 332.024

Nghiên cứu kiểm định tác động của quản lý nhà nước và khả năng điều tiết của chính sách huy động nguồn lực tài chính đến hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Bằng cách phỏng vấn các bên có quyền lợi liên quan và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu cho thấy, chính sách huy động nguồn lực là biến trung gian có liên quan tích cực đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Bình với khoảng tin cậy là 95%.

53 Phân cấp quản lý nhà nước và vấn đề đặt ra ở Việt Nam / Nguyễn Văn Phúc // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 47-49 .- 658

Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý nhà nước được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần đánh giá tổng quan thực trạng phân cấp quản lý nhà nước hiện nay, nhận diện rõ những thách thức, tham khảo các mô hình phân cấp quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức công tác đánh giá các phương án phân cấp quản lý, trên cơ sở đó lựa chọn phương án thích hợp, thực hiện nhất quán và triệt để.

54 Định vị tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo / Phạm Đức Nghiệm, Tạ Bá Hưng, Nguyễn Hữu Xuyên // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 10-13 .- 658

Làm rõ sự cần thiết phải khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, theo hướng chuyển hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vì tập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức như hiện nay. Sự nổ lực của bên cung trong việc đưa hàng hóa KH&CN tới bên cầu và việc cố gắng tìm kiếm, lựa chọn của bên cầu về tiếp nhận, ứng dụng hàng hóa KH&CN thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh là những hoạt động thiết yếu nhưng chưa đủ để mang lại giá trị gia tăng cao. Lý do là bởi hàng hóa KH&CN có tính phức tạp, đặc thù và điều này dẫn tới sự hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đủ mạnh của thị trường KH&CN để hỗ trợ thương mại hóa, kết nối cầu – cung.

55 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư trên địa bàn Tp. Hà Nội / Trần Thị Út // Xây dựng .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 58-61 .- 330

Đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, đáp ứng mục tiêu giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030, có tính cấp thiết và thời sự trong giai đoạn hiện nay.

56 Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh / Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.222 - 224 .- 658

Bắc Ninh là Tỉnh có mật độ dân số cao, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ được Tỉnh đặc biệt quan tâm thời gian gần đây. Bài viết nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

57 Quản lý nhà nước đối với ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay / Đặng Hoàng Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 72 - 74 .- 658

Cơ cấu lại là quá trình chuyển đổi, sắp xếp và tổ chức lại từ cơ cấu cũ sang cơ cấu mới. Cơ cấu lại ngành dịch vụ là quá trình chuyển đổi, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của ngành dịch vụ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

58 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn mới / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 91-93 .- 658

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng phổ biến và được pháp luật quốc tế và Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong những năm qua, tình trạng biến tướng mô hình này, tiềm ẩn hành vi có tính chất lừa đảo núp bóng loại hình kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến rất phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Trong bối cảnh đó, cần sớm có giải pháp ngăn chặn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021-2025.

59 Một số vấn đề lý luận về phát triển nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh / Hà Đức Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 91-93 .- 658

Nhân lực quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế là người giúp Nhà nước thực hiện vai trò đó cả ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Bài viết này trên cơ sở phân tích các tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến phát triển nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh. Hiện tại, nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh bên cạnh những ưu thế về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ cấu nhân lực khá hợp lý... thì vẫn có những hạn chế nhất định trong trình độ QLNN, kỹ năng lao động, thế lực và văn hoá lao động công nghiệp. Vì vậy, việc khai thác và phát triển nhân lực một cách hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay là yêu cầu rất cấp thiết.

60 Tăng cường quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Trần Minh Hoàng, Lê Thế Anh // .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 49-51 .- 332.1

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và hội nhập quốc tế của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong bài viết tác giả tập trung xem xét thực trạng FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1991 — 2020, từ đó đánh giá những đóng góp của FDI đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng như chỉ ra những vấn đẻ còn đặt ra trong việc thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn 1991 — 2020 ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với FDI trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam, thế giới khi đối mặt với đại dịch Covid-19.