CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thị trường
31 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại một số quốc gia ở châu Á / Võ Lê Phương // .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 28-31 .- 332.64
Ở các quốc gia châu Á, nhất là khu vực ASEAN+3, huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kênh huy động vốn lớn trong mối tương quan với kênh vay vốn từ ngân hàng và kênh huy động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, quy mô phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở mỗi quốc gia là khác nhau. Bài viết tìm hiểu chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở một số nước ở châu Á, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm giúp Việt Nam phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp công khai, minh bạch, bền vững trong tương lai.
32 Thị trường nông sản ở Trung Đông và hàm ý với Việt Nam / Hoàng Thu Minh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 1(185) .- Tr. 52-60 .- 327
Khái quát thị trường nông sản ở Trung Đông. Phân tích hàm ý chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông.
33 Thị trường khách du lịch : Tái cơ cấu, phát triển kinh tế ban đêm / Trà My // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 24-26 .- 658
Dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường du lịch quốc tế đóng cửa hoàn toàn, ngành Du lịch hiện chỉ trông vào sự phục hồi cua thị trường nội địa. Trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là cần đánh giá, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị tường khách. Tổng cục Du lịch đề xuất việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch tập trung vào một số giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch; về cơ chế chính sách; về xúc tiến quảng bá; chuyển đổi số trong phát triển thị trường khách du lịch; tăng cường phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng sang cơ cấu thị trường mới.
34 Nghiên cứu tác động của tổ chức thực thi thị trường chiến lược đến kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội / Nguyễn Hoàng Việt, Đào Lê Đức // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 147 .- Tr. 35-45 .- 658
Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung thực thi trong quy trình quản trị thị trường chiến lược, nghiên cứu này nhằm làm rõ tác động của giai đoạn tổ chức thực thi thị trường chiến lược đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên thị trường chiến lược. Với vị thế của một trong những doanh nghiệp thương mại dẫn đầu khu vực phía Bắc, Tổng công ty Thương mại Hà Nội có những đặc trưng đại diện cho các doanh nghiệp thương mại trên thị trường. Theo đó, nghiên cứu được tiến hành khảo sát và kiểm định tại Tổng công ty với các giả thuyết là các nội dung trong giai đoạn tổ chức thực thi thị trường chiến lược có tác động thuận chiều tới kết quả kinh doanh trên thị trường. Bài viết thực hiện khảo sát với 281 nhà quản trị tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên, những cá nhân tham gia trực tiếp vào thực thi thị trường chiến lược tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất tới kết quả kinh doanh là thực thi chiến lược marketing và thực thi chiến lược R&D đáp ứng thị trường chiến lược. Từ các kết quả này, các thảo luận và khuyến nghị giải pháp đã được trình bày trong bài viết nhằm cải thiện kết quả kinh doanh đạt được trên thị trường của Tổng công ty.
35 Ảnh hưởng của phương thức gia nhập thị trường đến việc thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 35-43 .- 658
Nghiên cứu này vận dụng “Lý thuyết hợp nhất tài sản” để đo lường ảnh hưởng của phương thức gia nhập thị trường đến việc thâm nhập tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tại 82 công ty con thuộc công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và hồi quy tuyến tính (OLS) để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả cho thấy rằng các công ty con thuộc công ty đa quốc gia được thành lập dưới phương thức sáp nhập hoặc mua lại (M&A) thì việc thâm nhập tài sản địa phương ít bị cản trở hơn so với các công ty con được thành lập dưới phương thức đầu tư mới (Greenfield). Các hàm ý quản trị được thảo luận trong bài viết.
36 Hoàn thiện chính sách về giá đất thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển / Phạm Minh Hoá // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr. 29 – 32 .- 332
Thị trường bất động sản là một trong những kênh quan trọng huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, vấn đề phát triển thị trường bất động sản ổn định và lành mạnh luôn được Nhà nước quan tâm. Nhờ đó, Thị trường bất động sản Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thị trường bất động sản Việt Nam còn tiểm ẩn nhiều rủi ro và chưa thực sự bền vững. Nhận diện vấn đề này dưới góc độ chính sách về giá đất, bài viết đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh trong bối cảnh hiện nay.
37 Mối quan hệ giữa thương hiệu liên kết, thuộc tính thân thiện môi trường của sản phẩm với chất lượng cảm nhận, ý định mua hàng: Trường hợp thịt lợn Vissan / Hồ Đại Đức, Lê Thanh Hà, Trần Đăng Khoa // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 297-303 .- 658
Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết tín hiệu xây dựng và kiểm tra mô hình khái niệm nhằm khám phá vai trò báo hiệu chất lượng của thuộc tính thân thiện môi trường, thương hiệu liên kết cho sản phẩm có chất lượng không quan sát được, làm gia tăng ý định mua hàng; kết quả khẳng định các yếu tố này là tín hiệu chất lượng; các tín hiệu chất lượng tác động trực tiếp, cùng chiều đến nhận thức hy sinh; vai trò quan trọng của chất lượng cảm nhận, nhận thức hy sinh đến hình thành ý định mua hàng.
38 Đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 / Lê Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 93-98 .- 658
Bài viết tập trung đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản trong giai đoạn 2013-2017. Từ những hạn chế tồn tại của ngành Thủy sản cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu về sản xuất sạch, truy nguồn gốc, đặc biệt là yêu cầu quản lý nghề cá của khu vực và quốc tế, tác giả đề xuất ngành Thủy sản cần phải tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát hiển mới của ngành.
39 Dự báo về thị trường chè nhập khẩu EU đến năm 2027 và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU đối với các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Ngọc Quỳnh // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 131-137 .- 658
EU được đánh giá là một thị trường lớn mạnh và rất có tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ người tiêu dùng của EU lại rất chặt chẽ, do đó, rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU là rất cao đối với chất lượng, nguồn gốc, VSATTP, mẫu mã, nhãn mác... Bài báo phân tích tổng quan về thị trường chè EU đưa ra một số dự báo về chỉ tiêu cơ bản đến năm 2027. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK chè của các doanh nghiệp chế biến chè Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới.
40 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Bích Liên, Lê Tuấn Anh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 138-144 .- 658
Bài viết có mục tiêu nghiên cứu là đi sâu phân tích, so sánh, làm rõ những thay đổi trong cán cân thương mại của Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2007-2016, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc với tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một tăng cao. Bài viết cũng nêu lên những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình cán cân thương mại hiện nay của Việt Nam.