CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngữ nghĩa học

  • Duyệt theo:
1 Nhóm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Việt / Đỗ Phương Lâm // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 17-22 .- 400

Phân tích những đặc trưng về ngữ pháp, ngữ nghĩa của các phó từ chỉ mức độ của tiêng Việt. Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lí thuyết, bài viết còn hướng tới việc hệ thống hóa cách sử dụng từng phó từ, nhằm giúp cho việc dạy học tiếng Việt được thuận lợi hơn.

2 Đặc điểm ngữ nghĩa của tên gọi các loài cá cảnh trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Hạnh // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 16-25 .- 400

Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa trong quá trình định danh các loài cá cảnh bằng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ trong tiếng Việt. Phân tích chỉ ra cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ của các thành tố phụ trong tên gọi các loài cá cảnh trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sang tỏ đặc điểm tư duy – văn hóa của dân tộc được thể hiện qua các vật chuẩn sử dụng trong quá trình định danh cá cảnh.

3 Phân tích kết cấu ngữ nghĩa phương vị từ “中” trong tiếng Trung Quốc / Lưu Hớn Vũ // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 37-45 .- 495.1

Phân tích kết cấu ngữ nghĩa phương vị từ “中” trong tiếng Trung Quốc. Phương vị từ 中 là từ xuất hiện ở giai đoạn sơ cấp trong chương trình học tiếng Trung Quốc như một ngoại ngữ. Bài viết sử dụng phương pháp định lượng, phân tích kết cấu ngữ nghĩa của phương vị từ 中 trên cơ sở nguồn ngữ liệu có quy mô 320.000 chữ.

4 Đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và chức năng làm từ xưng hô của danh từ chỉ người trong tiếng Ê-Đê ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Dạ Thảo // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 103-112 .- 400

Danh từ chỉ người không chỉ có chức năng chỉ người mà còn ẩn chứa sắc thái biểu cảm, biểu hiện văn hóa cá nhân hay cộng đồng khi sử dụng. Bài viết làm rõ đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và chức năng làm từ xưng hô của danh từ chỉ người trong tiếng Ê-Đê ở Việt Nam, qua đó lí giải đặc trưng văn hóa của người Ê-Đê qua danh từ chỉ người.

5 Ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể: Chi sau trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Minh Nguyệt // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 29-38 .- 495.1

Trên cơ sở lí thuyết tri nhận ẩn dụ và hoán dụ, bài viết vận dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu tiến hành khảo sát quá trình chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thế 足 túc/ 脚 cước/ 眼 thoái trong tiếng Hán và chân tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên phiên dịch Hán – Việt.

6 Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp vị từ quá trình đơn trị tiếng Việt / Trương Thị Thu Hà // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 39-49 .- 400

Tập trung nghiên cứu nhóm vị từ quá trình đơn trị. Đó là những vị từ biểu thị những sự tình quá trình chỉ có một diễn tố duy nhất chính là chủ thể của quá trình được biểu thị trong câu.

7 Sự chuyển nghĩa của Danh từ mang thuộc tính nghĩa tính từ (nghiên cứu trường hợp từ “anh hùng”) / Dương Thị Dung // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 18-24 .- 400

Tập trung nghiên cứu trường hợp từ “anh hùng” qua góc độ ngữ nghĩa để thấy được sự chuyển nghĩa mang thuộc tính nghĩa tính từ. Để minh chứng cho những nhận định, tác giả sử dụng ngữ liệu được rút ra trong các công trình “từ điển giải thích tiếng Việt” và các ngữ cảnh xuất hiện trong “Chương trình tra cứu ngữ cảnh tiếng Việt” của Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

8 Phân tích ngữ nghĩa tri nhận về “chiều không gian” của những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thẻ người trong tiếng Hán và đối chiếu với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- .- 400

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận về “chiều không gian” của những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán và so sánh với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, đồng thời thông qua phân tích các đặc điểm của không gian một chiều, không gian hai chiều và không gian ba chiều tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

9 Ngữ nghĩa – ngữ pháp của từ lòng trong tiếng Việt / Vũ Ngọc Hoa // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 39-43 .- 400

Về phương diện nghĩa, lòng là một từ nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm. Lòng biểu trưng cho tình cảm, ý chí của con người và thể hiện đặc trưng văn hóa – dân tộc Việt. Các nét nghĩa khác nhau trong cấu trúc biểu niệm của từ lòng quy định cách thức kết hợp nó với các từ khác trong câu. Chức vụ khá phổ biến của từ lòng trong câu là chức vụ chủ ngữ và bổ ngữ.

10 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh / Doãn Thị Lan Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 53-60 .- 420

Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh ở các mặt như: như tạo từ mới mang nghĩa lóng, phát triển nghĩa lóng từ các từ ngữ đã có, các hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm của từ ngữ lóng.