CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biến đổi khí hậu

  • Duyệt theo:
31 Tác động của biến đổi khí hậu và kinh nghiệm một số quốc gia về chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp địa phương, khu vực : đề xuất cho Duyên hải miền Trung / Nguyễn Thanh Thảo // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 55-57 .- 363

Tác động của biến đổi khí hậu tới duyên hải miền Trung; Thực trạng biến đổi khí hậu ở duyên hải miền Trung giai đoạn vừa qua; Kinh nghiệm một số quốc gia về chính sách ứng phó ở cấp địa phương, vùng.

32 Chuyển đổi năng lượng trước biến đổi khí hậu: kinh nghiệm từ Trung Quốc / Trương Thị Mỹ Nhân // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 67-70 .- 363

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trở thành xu thế không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Với một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, được các tổ chức thế giới đánh giá cao về mức độ chuyển đổi năng lượng, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua ban hành thể chế, chính sách, cũng như thực hiện các hành động cụ thể. Tuy nhiên, trước bối cảnh mới, vẫn còn nhiều thách thức. Vì thế, để có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi năng lượng cũng như các giải pháp chuyển đổi hiệu quả thì nghiên cứu kinh nghiệm của những nước đi trước, cả thành công lẫn thất bại là việc làm có ý nghĩa.

33 Phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 53-56 .- 332

Bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết đưa ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với khí hậu; đồng thời, đề xuất các cơ hội để tăng cường phát triển tài chính hướng tới sự phát triển tương thích với biến đổi khí hậu, bao gồm các cơ chế tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh, đầu tư tác động và tài chính kết hợp. Sau cùng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường phát triển tài chính hướng tới tăng trưởng thích ứng với khí hậu.

34 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và đề xuất giải pháp ứng phó / Nguyễn Nhật Minh, Quách Thị Thanh Tuyết // Môi trường .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 43-45 .- 363.7

Đánh giá thực trạng tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững và bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả giúp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

35 Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên báo chí hiện nay / Nguyễn Đình Đáp // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 11+12 (409+410) .- Tr. 42-44 .- 363.7

Tuyên truyền trên báo chí về công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để chúng ta thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

36 Biến đổi khí hậu và vấn đề bảo đảm quyền có lương thực tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Phương Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 4(746) .- Tr. 43 – 49 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền có lương thực tại Việt Nam, làm rõ khung pháp lý của Việt Nam về bảo đảm quyền có lương thực, đồng thời chỉ ra những thách thức mà Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo đảm quyền có lương thực dưới tác động của biến đổi khí hậu, Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cụ thể cho Chính phủ nhằm giảm thiểu và giải quyết các nguy cơ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với việc bảo đảm quyền có lương thực cho người dân trong thời gian tới.

37 Kinh nghiệm của các nước phát triển về cơ chế, chính sách tài chính để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu / Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Đăng Huy Anh, Phạm Thúy Hạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 8 (406) .- Tr. 36-38 .- 363.7

Trình bày kinh nghiệm liên quan đến cơ chế, chính sách tài chính của một số nước phát triển để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Từ đó, đưa ra bài học kinh nghiệm, các giải pháp, khuyến nghị cho Việt Nam.

38 Tiếp tục phát huy vai trò phụ nữ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 62-65 .- 910

Có thể khẳng định vai trò phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch những năm qua, nhất là trong biến đổi khí hậu, rủi ro, thiên tai, dịch bệnh là rất to lớn. Bài viết tiếp tục bàn về việc phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch thời gian tới.

39 Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính hỗ trợ chính sách phòng ngừa biến đổi khí hậu – kinh nghiệm thế giới và thực trạng pháp luật Việt Nam / Lưu Quốc Thái // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 39-51 .- 349.597

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu bởi tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thực trạng này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội của Việt Nam. Bài viết này phân tích pháp luật Việt Nam về vấn đề này trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ các nước để đưa ra giải pháp hoàn thiện cho Việt Nam.

40 Kiến trúc nhà ở nông thôn với vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu / Nguyễn Minh Đức // Xây dựng .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 12-15 .- 720

Giới thiệu kiến trúc nông thôn khu vực miền núi phía Bắc với vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu và giải pháp lựa chọn đất xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở.