CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngoại giao
21 Ngoại giao quốc phòng Việt – Mỹ : dấu ấn của mối quan hệ đối tác toàn diện / Phạm Thị Yên // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- số 4(277) .- Tr. 3-14 .- 327
Trên cơ sở phân tích quan hệ ngoại giao quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, bài viết đã làm rõ những dấu ấn trong ngoại giao quốc phòng Việt – Mỹ, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Đồng thời, bài viết cũng đánh giá triển vọng về ngoại giao quốc phòng Việt – Mỹ trong những năm tới.
22 Vấn đề giới trong Quan hệ Quốc tế và ngoại giao Việt Nam vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ / Vũ Lê Thái Hoàng, Nguyễn Hoàng Như Thanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 47-76 .- 327
Phân tích vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại từ góc độ lý luận và thực tiễn một số nước. Từ đó bài viết đề xuất các hàm ý cho việc tiếp cận, xây dựng và triển khai lồng ghép giới cho ngoại giao Việt Nam.
23 Ngoại giao công chúng mới hay ngoại giao công chúng kỹ thuật số / Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 139-162 .- 327
Ngoại giao công chúng mới dựa trên kỹ thuật số và quyền lực mềm là sự tương tác hai chiều từ quốc gia ra quốc tế và từ quốc tế vào quốc gia, thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần thực hiện ba mục tiêu của đối ngoại: an ninh, hòa bình, phát triển và nâng cao vị thế.
24 Phát huy sức mạnh nhân văn trong ngoại giao Việt Nam / Lê Hải Bình, Hoàng Oanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 7-28 .- 327
Trình bày một số vấn đề lý luận về truyền thống ngoại giao nhân văn Việt Nam, tập trung vào tư tưởng và ngoại giao nhân văn Hồ Chí Minh. Phân tích cơ sở thực tiễn và một số thành tựu của ngoại giao nhân văn Việt Nam. Đưa ra một số gợi ý chính sách để phát huy hơn nửa ngoại giao nhân văn trong thời kỳ mới.
25 Tìm hiểu Ngoại giao số : khái niệm và những phân tích ban đầu / Lê Đình Tĩnh, Lại Anh Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 137-160 .- 327
Nghiên cứu, đánh giá làm rõ các điểm liên quan đến khái niệm ngoại giao số ở khía cạnh lý thuyết và đề xuất khung phân tích cho các nghiên cứu tiếp theo.
26 Ngoại giao số : góc nhìn từ Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Thái Hoàng Hạnh Nguyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 11-16 .- 327
Tóm lược thực trạng ứng dụng ngoại giao số vào đối ngoại của đất nước Ấn Độ. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị mà Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng.
27 10 năm triển khai ngoại giao văn hóa: để thế giới biết đến Đà Nẵng nhiều hơn / Nguyễn Công Tiến // Đối ngoại Đà Nẵng .- 2020 .- 31 .- Tr. 16-19 .- 327
Tăng cường gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Đẩy mạnh gắn kết ngoại giao văn hóa và đối ngoại người việt ở nước ngoài. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động ngoại giao văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
28 Ngoại giao người nổi tiếng trong giải quyết các vấn đề toàn cầu / Nguyễn Đình Ngân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 12(184) .- Tr. 24-35 .- 327
Bàn về sự phát triển của ngoại giao người nổi tiếng, thành công, hạn chế và tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy các tiến trình chính trị. Khung lý thuyết về vai trò của cá nhân trong quan hệ Quốc tế được sử dụng để phân tích hiện tượng này.
29 Cuộc tranh luận về ngoại giao chuyên biệt của Ca-Na-Đa và bài học cho Việt Nam / Trì Trung // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 173-198 .- 327
Khái quát về bối cảnh ra đời của khái niệm ngoại giao chuyên biệt. Tìm hiểu về nội dung ngoại giao chuyên biệt với vai trò là một chiến lược đối ngoại. Tìm hiểu về các tranh luận xung quang ngoại giao chuyên biệt, từ đó đưa ra các đánh giá về khái niệm này. Liên hệ với chiến lược đối ngoại của Việt Nam.
30 Bàn về phạm trù và định nghĩa về địa chiến lược / Trần Khánh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4(119) .- Tr. 199-224 .- 327
Xác định những phạm trù cơ bản của địa chiến lược, từ đó đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ này dựa trên các cách tiếp cận khác nhau của các học giả trên thế giới.