CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngoại giao
11 Hoạt động của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN (2016 - 2020) / Trần Ngọc Dũng, Vũ Thị Thanh Loan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 12(121) .- Tr. 29-36 .- 327
Bài viết khái quát sự tham gia của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2016-2020.
12 Một số vấn đề lý luận về ngoại giao số trong thế kỷ XXI / Nguyễn Ngọc Cương // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Tr. 13-21 .- Tr. 13-21 .- 327
Bài viết này mong muốn đóng góp một góc nhìn khái quát mang tính lý luận về một trong những loại hình ngoại giao chuyên biệt, còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Với mục đích này, bài viết bao gồm 3 nội dung: Bối cảnh và sự ra đời của ngoại giao số; Các khái niệm và quan điểm về ngoại giao số; Ngoại giao số thời kỳ hậu Covid-19.
13 Chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 / Nguyễn Tuấn Việt, Phan Quỳnh Nga // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(126) .- Tr. 7-32 .- 327
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam, trong đó có ngoại giao Vắc-xin, cũng như những hoạt động triển khai trên thực tế của ngoại giao y tế Việt Nam.
14 Ngoại giao thượng đỉnh : lý luận và thực tiễn / Lê Trung Kiên, Trần Xuân Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- số 4(127) .- Tr. 157-176 .- 327
Bài viết góp phần hệ thống hóa định nghĩa, vai trò và đặc điểm của ngoại giao thượng đỉnh; phân tích, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai ngoại giao thượng đỉnh cả cấp độ song phương và đa phương, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong triển khai hoạt động ngoại giao thượng đỉnh của Việt Nam.
15 Tiến trình ngoại giao và pháp lý quốc tế trong vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cao, không theo quy định / Đỗ Ngọc Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 11(254) .- Tr. 3-9 .- 327
Tập trung phân tích thách thức toàn cầu IUU nhìn từ hai hướng tiếp cận chính, từ đó làm rõ động lực và quyết tâm của Việt Nam giải quyết dứt điểm và ổn thỏa vấn đề IUU trong quan hệ với EU, đóng góp vào mục tiêu chung bảo đảm an ninh lương thực nghề cá và an ninh biển trên phạm vi toàn cầu.
16 Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh / Nguyễn Cảnh Huệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 1(210) .- Tr. 1-8 .- 327
Phân tích và làm rõ mối quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2021. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có truyền thống hữu nghị lâu đời, ngày càng tốt đẹp và đặc biệt phát triển nhanh chóng kể từ sau Chiến tranh lạnh.
17 Quan hệ chính trị - ngoại giao Thái Lan – Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (2019-2021) / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 11(108) .- Tr. 60-66. .- 327
Phân tích quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu để làm rõ vị trí và nhu cầu hợp tác của hai nước, từ đó nhận diện sự tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao, sự tác động tới quan hệ kinh tế nhằm khẳng định mối quan hệ tin cậy và khăng khít của Thái Lan – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
18 Phối hợp Mỹ - Nhật trong ngoại giao Vaccine khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương / Phí Hồng Minh // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 12(285) .- Tr. 24-34 .- 327
Phân tích cách thức liên minh Mỹ - Nhật dưới thời tổng thống Biden cùng phối hợp với các đồng minh trong nỗ lực tăng cường ngoại giao y tế và ngoại giao vaccine nhằm tái lập vị thế lãnh đạo trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu và làm đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
19 Ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung / Nguyễn Phương Liên // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 11(243) .- Tr. 53-66 .- 327
Ngoại giao nhân dân là một trong ba kênh ngoại giao quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hoạt động này góp phần đang kể vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước, giúp quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, không để gián đoạn hay đổ vỡ, ngay cả trong những lúc quan hệ hai nước gặp khó khăn.
20 Ngoại giao công chúng Mỹ trong chính sách tái cân bằng tại Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Obama / Trần Thị Thu // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 8(281) .- Tr. 32-44 .- 327
Phân tích, làm rõ các hoạt động ngoại giao công chúng của chính quyền Obama đối với khu vực, nơi Mỹ có những lợi ích kinh tế và chiến lược sâu rộng.