CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đào tạo--Nhân lực
1 Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng / Nguyễn Song Hảo // .- 2024 .- Tập 20 - Số 06 .- Tr.62-67 .- 370
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của chương trình đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các biện pháp cải thiện.
2 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc / Phạm Trọng Thuật // .- 2023 .- Tháng 09 .- Tr. 119-121 .- 658
Đánh giá tổng quan công tác đào tạo Kiến trúc sư tại Việt Nam, đối chiếu với các mô hình quản lý hoạt động đào tạo, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hành nghề kiến trúc của các quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
3 Thực trạng đổi mới hợp tác đào tạo người lao động giữa doanh nghiệp và trường nghề / Nguyễn Thị Thu Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 618 .- Tr. 28 - 30 .- 658
Trường nghề có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích xã hội của đào tạo nghề đối với xã hội, mang đặc tính lan tỏa và tác động ngoại ứng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của trường nghề chưa đạt được yêu cầu thực tiễn dường như là lý do được nhiều doanh nghiệp đưa ra cho việc không chú trọng tuyển dụng học viên trường nghề bằng việc tự đào tạo lao động.Vì vậy, việc hợp tác đào tạo lao động giữa doanh nghiệp và trường nghề là quan trọng và là giải pháp để khắc phục khoảng cách về kỹ năng của học viên tốt nghiệp trường nghề với nhu cầu của doanh nghiệp, mang lại lợi ích kép cho cả doanh nghiệp và trường nghề.
4 Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Á về xây dựng nhân lực giáo dục, đào tạo : bài học nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở Việt Nam hiện nay / Trần Văn Hoan // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 5(266) .- Tr. 67-78 .- 327.5
Khảo sát kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực giáo dục, đào tạo ở một số quốc gia phát triển có nguồn nhân lực chất lượng cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore – những quốc gia đã đề ra được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục – đào tạo ở một số nước trên sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích, đặc biệt trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
5 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thái độ học viên đến hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam / Lê Trung Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 89 - 91 .- 658
Bài viết phân tích yếu tố thái độ học viên để đánh giá tác động của nó đến hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
6 Giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo lao động có tay nghề ở tỉnh Hưng Yên / Nguyễn Khắc Ngọc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 22 - 24 .- 658
Bài viết đề cập đến khái niệm liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp; phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo lao động lành nghề ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian gần đây. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo lao động lành nghề ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian gần đây. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo lao động lành nghề ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
7 Đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thị Thanh Hải // Tài chính - Kỳ 2 .- 1 .- Số 757 .- Tr. 52-54 .- 658.3
Hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán và nhân lực kế toán. Bối cảnh đó đòi hỏi nhân lực kế toán cần hội tụ được nhiều yếu tố từ tư duy, sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, ngoại ngữ, tin học…Đây cũng là vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán phải thay đổi để thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi mới. Bài viết này phân tích thực trạng cơ hội, thách thức của hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra đối với đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
8 Giải pháp đào tạo nhân lực chất lượng cho ngân hàng / Phạm Hoài Sơn, Đỗ Thanh Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 7 - 9 .- 658
Ngày nay trên nền công nghệ cao, một số định chế ngân hàng nhỏ cũng có hàng trăm sản phẩm, dịch vụ. Dù số lượng sản phẩm cũng như thế, nhưng phần lớn "vay mượn" của bên ngoài; cán bộ chưa hiểu và làm chủ được, nên không có nhiều nghiên cứu, cải biến cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Điều đó chỉ có thể khắc phục được thông qua công tác đào tạo, hay nói cách khác công tác đào tạo thời gian qua tuy có những thành tựu nhất định, nhưng chưa cung cấp kịp và đủ những kiến thức cần thiết cho cán bộ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận.
9 Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ đường thuỷ nội địa Đồng Tháp / Hoàng Thị Doan, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Minh Phon // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 47- 49 .- 658
Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ đường thuỷ nội địa Đồng Tháp. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 110 nhân viên và cán bộ quản lý tại cảng vụ theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các biện pháp triển khai, hoạn thiện việc đào tạo nguồn nhân lực tại cảng vụ đường thuỷ nội địa Đồng Tháp gồm: triển khai công tác xác định nhu cầu, đánh giá nhu cầu đào tạo; cụ thể hoá mục tiêu đào tạo; đa dạng hoá các hình thức đào tạo; hoàn thiện công tác xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn giáo viên; xây dựng nguồn kinh phí cho đào tạo nhân lực; triển khai công tác đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
10 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long ở tỉnh Tiền Giang / Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Tri Khiêm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 50 - 52 .- 330
Đánh giá thực trạng sản xuất, tình hình tiêu thụ thanh long tỉnh Tiền Giang và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ thanh long trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt dộng sản xuất thanh long của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, sản xuất theo GlobalGap/VietGap còn yếu và thiếu nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cần nâng cao nhận thức về kỹ thuật, liên lết, xây dựng vùng sản xuất theo GAP, đẩy mnahj xúc tiến thương mại.