CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Thương mại
61 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN thuộc vùng Mê Công mở rộng (GMSS) những năm gần đây / ThS. Trần Viết Nhân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 22-30 .- 327
Phân tích và làm rõ những động thái phát triển trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMSs) là thành viên của ASEAN (Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar – CLTM) trong những năm gần đây. Thông qua đó khẳng định đây thực sự là điểm sáng trong hợp tác kinh tế của nước ta với các quốc gia này. Đồng thời đưa ra ba gợi ý quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực hợp tác này trong tổng thể chiến lược phát triển quan hệ kinh tế nói chung, thương mại nói riêng với các nước CLTM hiện nay và trong thời gian tới.
62 Thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc nhìn từ yếu tố giai đoạn sản xuất / NCS. Trương Quan Hoàn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 31-37 .- 327
Sử dụng hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế của Gaulier, Lemoine và Kesenci (2007), bài viết phân tích những biến đổi về cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc xét theo yếu tố giai đoạn sản xuất từ năm 2000 đến nay.
63 Quan hệ thương mại hàng hóa Ấn Độ - ASEAN: Thực trạng và giải pháp / ThS. Ngô Minh Đức, Ngô Minh Trung // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 1-12 .- 327
Thương mại Ấn Độ - ASEAN phát triển khá nhanh trong giai đoạn 2000-2015, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ (10,1%, 2015) và chiếm tỷ trọng quá bé nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của ASEAN (3%, 2015). Vì vậy, bài viết đi sâu phân tích thực trạng quan hệ thương mại Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2000-2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển mối quan hệ này giai đoạn 2015-2025.
64 Quan hệ thương mại Mỹ - Đài Loan giai đoạn 2009 – 2015 / TS. Hắc Xuân Cảnh // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 27-35 .- 327
Phân tích về bối cảnh, những yếu tố tác động, thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Đài Loan từ năm 2009 đến năm 2015, đồng thời nêu lên những tiềm năng và giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Mỹ và Đài Loan trong giai đoạn tiếp theo.
65 Quan hệ thương mại Việt – Trung: Đánh giá qua các chỉ số thương mại / PGS. TS. Đào Văn Hùng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 12 (184)/2016 .- Tr. 71-80 .- 327
Qua tính toán các chỉ số thương mại (TII, RCA và IIT), chủ yếu trong giai đoạn 2001-2015, bài viết phân tích thực trạng mối quan hệ phụ thuộc và khả năng bổ sung lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
66 Quan hệ thương mại Việt Nam – Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAEs) / TS. Lê Quang Thắng // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 10 (134)/2016 .- Tr. 47-54 .- 330
Phân tích các tiềm năng và thực trạng phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam – UAEs trong thời gian qua và các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – UAEs hiệu quả hơn trong thời gian tới.
67 Một số đặc điểm về trao đổi thương mại trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á – Âu thời gian vừa qua / TS. Vũ Thụy Trang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 8 (191)/2016 .- Tr. 31-43 .- 327
Đánh giá tổng quan về vị trí của của Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) trong nền kinh tế thế giới, khái quát thực trạng trao đổi thương mại trong Liên minh giai đoạn 2010-2015, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hợp tác thương mại thời gian qua.
68 Quan hệ thương mại giữa ASEAN với Australia và New Zealand giai đoạn 2009 – 2015: Thực trạng và triển vọng / NCS. Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 9 (198)/2016 .- Tr. 13-20 .- 327
Phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại của ASEAN với Australia và New Zealand trong giai đoạn 2009-2015 và từ đó đưa ra một số dự đoán trong giai đoạn sắp tới.
69 Quan hệ thương mại Australia – Việt Nam từ đầu thế kỷ 21 đến nay / NCS. Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 61-69 .- 327
Với tầm nhìn “trở thành một bộ phận của Châu Á”, Australia ngày càng xem Việt Nam là đối tác quan trọng. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quan hệ hai nước ngày càng đi vào thực chất. Trong đó, thương mại là động lực và cầu nối giúp Australia tăng cường quan hệ với Việt Nam. Trên cơ sở đó, Australia sẽ từng bước tăng cường năng lực hội nhập vào thị trường Châu Á. Xem xét cơ sở và thành tựu trong quan hệ thương mại Australia – Việt Nam là cơ sở để nhìn nhận đầy đủ hơn về quan hệ hai nước và giúp nhận diện tiềm năng quan hệ song phương trong thời gian tới.
70 Quan hệ thương mại Việt Nam - Vùng Viễn Đông (Liên Ban Nga): Thực trạng và giải pháp / Ngô Cao Hoài Linh // Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 479 tháng 10 .- Tr. 31-33 .- 327.597
Tổng quan về kinh tế - xã hội Viễn Đông (Liên Ban Nga), thực trạng hoạt động thương mại giữa VN và Viễn Đông LB Nga, những kihuyeens nghị cho hoạt động thương mại trong thời gian sắp tới.