CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Thương mại

  • Duyệt theo:
41 Quan hệ thương mại Việt Nam – Kuwait: Thực trạng và triển vọng / ThS. Đinh Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 03 (151) .- Số 03 (151) .- 327

Phân tích tổng quan nền kinh tế và tình hình thương mại quốc tế của Kuwait; thực trạng quan hệ thương mại giữa Kuwait và Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại song phương trong thời gian tới.

42 Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt nam và Niu Di- Lân giai đoạn 2010-2016 / Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 4(479) tháng 4 .- Tr. 76-85 .- 327.09 045

Phân tích đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt nam và Niu Di- Lân giai đoạn 2010-2016, bài viết đưa ra nhuwngz dựu đoán triển vọng hợp tác hai bên đến năm 2020 khi Niu Di- Lân cam kết loại bỏ hoàn toàn thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

43 Quan hệ thương mại Việt – Trung năm 2017-2018 / TS. Nguyễn Xuân Cường, ThS. Phùng Thị Vân Kiều // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 5 (207) .- Tr. 19-30 .- 327

Đề cập thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt – Trung thời gian gần đây và một số giải pháp khắc phục.

44 Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc nhìn từ sự phức tạp của hàng hóa / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 3 (216) .- Tr. 36-44 .- 327

Khái quát thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc những năm gần đây. Mức độ phức tạp của thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc. Một vài nhận định và kết luận.

45 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Mỹ Latinh là thành viên APEC / TS. Trần Đức Vui // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 03 (240) .- Tr. 42-47 .- 327

Đề cập đến triển vọng mở rộng thương mại của Việt Nam với ba nước Chle, Peru và Mexico, khi APEC hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương năng động và gắn kết trong tương lai.

46 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc / NCS. Nguyễn Tuấn Tú // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 2 (105) .- Tr. 29-35 .- 327

Trên cơ sở phân tích những thay đổi trong quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến nay, bài viết đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này trong thế kỷ XXI, trong đó có những nhân tố quốc tế và những nhân tố xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế trong nước của Nhật Bản và Trung Quốc.

47 Quan hệ thương mại EU – ASEAN giai đoạn 1994 – 2015 / Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 2 (215) .- Tr. 38-45 .- 327

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thiết lập quan hệ chính thức từ tháng 7/1977. Sau 40 năm phát triển, từ những hợp tác ban đầu trong lĩnh vực kinh tế, mối quan hệ đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác và ngày càng trở nên sâu sắc hơn, đưa EU trở thành đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN. Trong mối quan hệ đó, thương mại và nhiều lĩnh vực hợp tác có lịch sử phát triển lâu dài và đạt được những thành tựu rõ rệt nhất. Vậy quan hệ đó đã phát triển ra sao? Đâu là những điểm đáng chú ý trong mối quan hệ đó? Bài viết này sẽ góp phần thảo luận các vấn đề trên.

48 Quan hệ thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thu Trang // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 1 (62) .- Tr. 31-32 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ thương mại nông sản của Việt Nam và Ấn Độ theo sáu nhóm hàng chính trong giai đoạn 1991 – 2016, đánh giá cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ.

49 Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan: Thực trạng, vấn đề và triển vọng / Vũ Thùy Dương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 8 (192) .- Tr. 67-76 .- 327

Tìm hiểu thực trạng, vấn đề còn tồn tại trong giao lưu, hợp tác kinh tế giữa hai bên và dự báo về triển vọng của mối quan hệ kinh tế này.

50 Ảnh hưởng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng đến Đông Nam Á / TS. Lê Đức Hạnh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 10 (211) .- Tr. 3-11 .- 327

Đề cập đến quan hệ đầu tư thương mại, thương mại và viện trợ giữa hai nước trong giai đoạn 5 năm gần đây (2012 – 2017) và rút ra một số kết luận và kiến nghị cần thiết.