CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Thương mại

  • Duyệt theo:
81 Giao thương giữa miền Trung Việt Nam với Nhật Bản và Châu Á thế kỷ XVI-XVIII / Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 10 (175)/2014 .- Tr. 3-15 .- 327

Giới thiệu về miền Trung – Tiềm năng kinh tế và các tuyến giao thương. Hội An – Trung tâm giao thương khu vực và quốc tế. Quan hệ giao thương với các quốc gia Đông Á.

82 Quan hệ thương mại Thái Lan – Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI / Nguyễn Quế Thương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 10 (175)/2014 .- Tr. 40-44 .- 327

Bước sang thế kỷ XXI, Thái Lan và Nhật Bản đã nhanh chóng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại tốt đẹp vốn có giữa hai nước. Bài viết khái quát những kết quả trong mối quan hệ thương mại này.

83 Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc / Đỗ Đình Long, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Khánh Doanh // Tạp chí Kinh tế và phát triển .- 2014 .- Số 206 tháng 8 .- Tr. 16-22 .- 327.597 05192

Bài viết này ứng dụng cách tiếp cận cân bằng tổng thể khả tính (mô hình dự án phân tích thương mại toàn cầu - GTAP model) với bộ cơ sở dữ liệu phiên bản 8 (GTAP 8 database) nhằm lượng hóa tác động về mặt kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc mang lại hiệu ứng tích cực cho các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc về quy mô thương mại, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và phúc lợi xã hội, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình tự do hóa này.

84 Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 / Huỳnh Xuân Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 31-40. .- 327

Tiểu vùng sông Mekong có vai trò và vị thế quan trọng trong lịch sử kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Đông Nam Á. Từ thế kỷ XVI các châu ấn thuyền của Nhật Bản đã đến buôn bán ở các thương cảng lớn của Tiểu vùng sông Mekong như Hội An của Việt Nam, Ayutthaya của Thái Lan và Phnom Penh của Campuchia. Bước sang thế kỷ XIX, khi các nước Tiểu vùng sông Mekong (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các đế quốc phương tây, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mekong được thể hiện thông qua hoạt động thương mại giữa Nhật Bản với Đông Dương thuộc Pháp, Myanmar thuộc Anh và Thái Lan.

85 Một số đặc trưng trong chính sách thương mại quốc tế của Brazil dưới thời tổng thống Lula Da Silva / Nguyễn Lan Hương // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Tr. 3-9. .- 327

Tìm hiểu một số định hướng chính sách thương mại quốc tế của Brazil dưới thời tổng thống Lula, từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế giai đoạn này.

86 Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông từ năm 2010 đến nay / Lê Quang Thắng // Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông .- 2014 .- Số 01 (101)/2014 .- Tr. 53-60. .- 327

Khái quát và phân tích quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông trong kim ngạch thương mại, đối tác thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, cán cân thương mại.

87 Quản lý chương trình quan hệ với nhà đầu tư / Chong Yew Hoong // Chứng khoán 101(729), 24/08/2009 .- 2009 .- tr. 34 - 35 .- 658

Để quản lý chương trình quan hệ với nhà đầu tư các công ty nên không thực hiện 7 điều: sự thiện cận, tính kiêu ngạo, sự mập mờ, sự bảo mật, sự phản biện, sự từ chối, sự tranh giành. Đồng thời trong các công ty trong thời kỳ suy thoái kinh tế: Không né tránh thị trường, tránh đưa ra các chỉ dẫn cụ thể về sự vận hành của thị trường, khả năng thanh toán có tầm quan trọng hơn hệ số tăng trưởng về sự thu nhập, công việc kinh doanh được cũng cố lại để sống còn.