CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ô nhiễm môi trường
51 Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam / Nguyễn Ngọc Khánh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 7-9 .- 330
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường không phải là ngành công nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên, ngành công nghiệp môi trường còn non yếu hàng năm mới chỉ đáp ứng được 5% tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến và tái chế khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Trong đó, tính đến thời 31/12/2018 số doanh nghiệp ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh là 2347 doanh nghiệp. Tính cả giai đoạn 2010 - 2020 đã có tới 4.321 doanh nghiệp được thành lập đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, với tốc độ gia tăng mạnh hàng năm.
52 Nâng cao hiệu quả xử lý nước ô nhiễm dầu bằng chủng Bacillus cố định nâng lên xốp polyurethane (PUF) / Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Vũ Giang, Nguyễn Thị Yên, Mai Đức Huynh, Nguyễn Hữu Đạt, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Phượng // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.581-588 .- 572
Hiện nay, ứng dụng phương pháp phân hủy sinh học để xử lý đất, nước ô nhiễm dầu được xem là phương pháp hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để tăng khả năng sống sót và duy trì ổn định số lượng cũng như hoạt tính của tác nhân phân hủy sinh học tại các vùng ô nhiễm, vi sinh vật (VSV) cần được cố định lên chất mang. Khả năng phân hủy dầu của VSV cố định lên chất mang đã được minh chứng là tốt hơn so với VSV ở trạng thái tự do.
53 Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng PTBV / Trịnh Thị Hải Yến, Tạ Đức Bình // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.40-43 .- 570
Trình bày đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững. Việc quản lý quỹ đất ven biển của Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, chẳng hạn như công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế; thiếu không gian công cộng dành cho cộng đồng (do tập trung quá nhiều dự án ven biển); tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng trầm trọng…
54 Vi hạt nhựa và những hệ lụy trong cuộc sống hiện đại / Lê Hùng, Lê Huy Bá // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 12(729) .- Tr.45-50 .- 572
Trình bày những giải pháp tình thế chữa trị có thể giải quyết, khắc phục những hệ lụy sức khỏe ở phần ngọn, còn cách giải quyết tận gốc phải là chặn đứng hoặc giảm thiểu nguồn ô nhiễm vi hạt nhựa ngay từ lúc này bằng cách hạn chế các sản phẩm nhựa dung một lần, xả rác đúng chỗ, thu hồi xử lý triệt để rác thải nhựa, thực hiện quy tắc 3R và hơn hết là sử dụng sản phẩm nhựa một cách có ý thức.
55 Một số giải pháp phòng, chống bụi phát sinh trong hoạt động xây dựng cơ bản gây ô nhiễm môi trường / Nguyễn Tiến Dũng, Đoàn Thị Thúy Loan, Trần Thị Thu Nga // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 9-11 .- 363.7
Thống kê báo cáo hiện trạng gây ô nhiễm môi trường từ các loại bụi phát sinh trong hoạt động xây dựng và các nguyên nhân từ quản lý nhà nước về xây dựng và các văn bản quy định về môi trường trong xây dựng và xu hướng diễn biến phức tạp của hoạt động quy hoạch xây dựng. Đồng thời, nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường trong hoạt động xây dựng thời gian tới.
56 Phân tích hiện trạng ô nhiễm chì (Pb) trong đất và khả năng di chuyển vào nước ngầm quanh khu công nghiệp / Nguyễn Thị Lan Bình, Nguyễn Trung Hoàng // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 44A .- Tr. 101-108 .- 363
Nghiên cứu phân tích hàm lượng chì và hợp chất của nó trong các mẩu đất để đánh giá khả năng gây hại đến sức khỏe con người nếu không may nuốt phải và khả năng ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nước ngầm trong tương lai.
57 Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu / Hoàng Thị Thinh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 77-79 .- 363
Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn đé phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên thực tế cho thấy việc phát triển lĩnh vực này ở nước ta còn khá nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả làm rõ những vấn đề chung về phát triển năng lượng tái tạo, sự cần thiết của việc phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, đánh giá tổng quan thực trạng và định hướng một số giải pháp để phát triển phát triển lĩnh vực này ở nước ta.
58 Giải pháp kiểm soát số liệu quan trắc tự động liên tục, phục vụ đánh giá mức độ ô nhiễm và công bố số liệu cho cộng đồng / ThS. Nguyễn Hữu Thắng, ThS. Phạm Thị Thùy // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 37-39 .- 363
Cơ sở pháp lý, hiện trạng và sự cần thiết kiểm soát số liệu quan trắc tự động, liên tục; Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí, quy trình xử lý số liệu quan trắc phát thải tự động liên tục phục vụ đánh giá mức độ ô nhiễm của trạm; Kết luận và kiến nghị.
59 Khảo sát chất lượng ống hút nhựa trường học ở TP. Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý / Nguyễn Thanh Hùng, Lê Hùng Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 3(353) .- Tr. 29-30 .- 363
Đánh giá chất lượng an toàn của ống hút nhựa, đề ra giải pháp giảm thiểu việc sử dụng ống hút nhựa thông qua phương pháp truyền thông môi trường cũng như đánh giá khả năng tái chế nhiệt thu hồi năng lượng của ống hút nhựa có thể thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch giúp tiết kiệm nguồn năng lượng đáng kể và xư lý ống hút lớn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời đề xuất bảng hướng dẫn việc chọn lựa ống hút nhựa sao cho an toàn.
60 Thực trạng và nhu cầu việc làm cho người dân ven biển miền Trung sau bối cảnh biến đổi môi trường sinh thái / Bùi Thị Quỳnh Thơ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 203 .- Tr. 20-27 .- 363
Thực trạng và nhu cầu việc làm cho người dân ven biển cá tỉnh miền Trung Việt Nam những năm sau sự cố môi trường biển nói riêng và sự biến đổi môi trường sinh thái nói chung, qua đó đưa ra các nhận định, kết luận định hướng việc làm bền vững đối với người dân trong thời gian tới.