CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ô nhiễm môi trường

  • Duyệt theo:
71 Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gây thiệt hạ khi khai thác tài nguyên xuyên quốc gia / Lê Minh Nhựt, Phùng Hồng Thanh // .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 20-28 .- 340

Tài nguyên xuyên biên giới như nguồn nước quốc tế, môi trường không khí là những loại dùng chung giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Pháp luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm không gây thiệt hại khi khai thác, sử dụng những loại tài nguyên này. Tuy nhiên trên thực tế có những quốc gia vẫn thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường của quốc gia khác. Vậy việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của những quốc gia này sẽ được thực hiện như thế nào khi luật quốc tế chưa có những điều ước quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế, mà thường giải quyết thông qua những tập quán quốc tế, phán quyết trước đó của những cơ quan tài phán quốc tế? Thông qua những vụ việc đã được giải quyết, phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của quốc gia khi thực hiện những hành vi gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới hay gây thiệt hại cho nguồn nước quốc tế.

72 Kinh nghiệm của một số nước về tổ chức bộ máy thực hiện chức năng kiểm soát, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường liên tỉnh / Bùi Hoài Nam, Lưu Thị Hương, Nguyễn Thị Thu Thảo // Môi trường .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 35-37 .- 363

Trình bày kinh nghiệm của một số nước về tổ chức bộ máy thực hiện chức năng kiểm soát, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường liên tỉnh là các nước: Philipin, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Braxin.

73 Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” được thể hiện trong Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) / Nguyễn Thế Chinh // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (kỳ 1) .- Tr. 7-9 .- 363

Luận giải nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; Những nội dung liên quan đến nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” được thể hiện trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

74 Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Phạm Văn Lợi // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (kỳ 1) .- Tr. 10-12 .- 363

Một số nội dung về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; Kinh nghiệm thế giới trong việc thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

75 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng phát triển công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường / Tăng Thị Chính, Ngô Đình Bính, Nguyễn Đức Hoàng, Lê Trọng Tài // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 39-42 .- 363

Trình bày kết quả đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh và định hướng phát triển công nghệ vi sinh trong xử lý kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.

76 Đốt rác phát điện – Hướng tiếp cận công nghệ tương lai / Nguyên Khôi // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 (330) .- Tr. 44 - 45 .- 363

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các thành phố và các khu đô thị của nước ta hiện nay đang phát sinh một lượng lớn rác thải, nếu không có chính sách, phương pháp và công nghệ xử lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong các phương án xử lý chất thải, đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ đốt rác phát điện đang là công nghệ tối ưu. Công nghệ này đang được sử dụng rông rãi trên thế giới với nhiều ưu điểm, vừa giúp giảm thiểu ONMT vừa thu hồi, tái tạo nâng lượng trong sản xuất. Việt Nam đang lựa chọn, phổ birsn áp dụng công nghệ này tại các đô thị.

77 Môi trường nông thôn và một số đề xuất giải thiểu ô nhiễm / Ngọc Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 40 - 41 .- 363.7

Quà trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã và đang đặt ra những thách thức đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

78 Tìm giải pháp ngăn chặn đẩy lùi rác thải nhựa / Đăng Tuyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 20 (322) .- Tr. 43 - 44 .- 363

Rác thải nhựa đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các mối nguy hại tiềm tàng cho môi trường sống cùng chi phí đắt đỏ để xử lý môi trường đặt ra các cơ quan quản lý phải hết sức nghiêm túc trong vấn đề sử dụng, tái chế, nhập khẩu rác thải nhựa.

80 Tái chế rác thải thành vật liệu hữu dụng / Nguyễn Văn Hiệu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.42-43 .- 363

Trình bày ứng dụng công nghệ tiên tiến tái sử dụng, tái chế rác thải, trong đó có rác thải nhựa. Lãnh đạo TP Hà Nội và TP Đà Nẵng đang xúc tiến xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện. Ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) vật liệu nước ta đã khởi đầu nghiên cứu tái chế tro của các nhà máy đốt rác phát điện thành vật liệu hữu dụng.