CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân sách Nhà nước
121 Thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở Việt Nam / Đỗ Đình Thu, Phùng Thanh Loan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 209 .- Tr. 9-13 .- 332.1
Những kết quả đạt được trong thực hiện thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019; những hạn chế còn tồn tại của thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019; giải pháp thực hiện thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững.
122 Phân tích cơ cấu chi ngân sách địa phương cho giáo dục / Vũ Sĩ Cường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.5 - 8 .- 332
Ở Việt Nam, dù có những tiêu chí và định mức chung về chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo, song do đây là khoản chi được phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương nên vẫn có sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố về chi tiêu ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo. Bài viết này đánh giá khái quát quy mô và cơ cấu chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo ở các địa phương ( tập trung vào cơ cấu chi theo nội dung chi), nêu bật những vấn đề đặt ra nhìn từ cơ cấu chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo ở địa phương và gợi mở một vài giải pháp chính sách.
123 Thực trạng quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và định hưởng giải pháp cho giai đoạn mới / Võ Hữu Hiển // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.9 - 12 .- 332
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Nhìn lại 5 năm qua có thể thấy, chính sách quản lý nợ công đã phát huy vai trò tích cực, qua đó góp phần huy động nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách . Tuy nhiên việc quản lý nợ công ở nước ta trong những năm qua cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế này, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững ...
124 Tác động của phân bổ ngân sách nhà nước tới hành vi tài khóa của chính quyền địa phương / Phạm Thị Hằng Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 503 .- Tr. 24-31 .- 332.1
Đánh giá tác động của phân bổ ngân sách nhà nước tới hành vi thu, chi của chính quyền địa phương trong giai đoạn 2002-2016, trên cơ sở sử dụng bộ số liệu quyết toán ngân sách trung ương và địa phương được Bộ Tài chính công bố. Kết quả cho thấy, bổ sung cân đối ngân sách cho các địa phương dẫn tới việc các địa phương tăng chi ngân sách thay vì khuyến khích địa phương tích cực nuôi dưỡng nguồn thu. Qua đó, chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ cơ chế phân bổ và đề xuất một số giải pháp phù hợp.
125 Cơ chế huy động ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An / Nguyễn Hoài Nam, Đinh Xuân Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 86-95 .- 332.1
Bài viết trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế huy động ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. Với phương pháp điều tra khảo sát thực nghiệm tại 04 huyện/thị (Tương Dương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Thái Hòa). Kết quả tổng hợp 120 phiếu điều tra cho thấy về cơ bản cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước đảm bảo tính hiệu lực, phù hợp, ổn định, kinh tế và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế huy động sử dụng ngân sách nhà nước còn một số hạn chế về cơ chế kiểm soát các nguồn vốn lồng ghép. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị với chính quyền tỉnh Nghệ An.
126 Vấn đề chi ngân sách Nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại Tỉnh Nghệ An / Hoàng Thị Việt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.62 - 64 .- 330
Chi ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính chủ đạo để duy trì các hoạt động thường xuyên của Nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó có mục tiêu phát triển nông nghiệp. Những năm qua, mặc dù chi ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp tại Nghệ An nhưng cũng còn một số vấn đề tồn tại đặt ra. Để phát huy hơn nữa vai trò chi ngân sách Nhà nước .
127 Huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp / Trần Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.72 - 76 .- 332
Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung chương trình giảng dạy; tìm kiếm các cơ hội liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Để khắc phục tình trạng này cần phải hoàn thiện cơ chế để huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước.
128 Giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn "Hậu" dịch Covid 19 / Đinh Thị Hải Phong, Nguyễn Thu Thuỷ, Bùi Thị Hà Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.11 - 13 .- 658
Những hệ luỵ do Covid 19 để lại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là rất lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi còn hạn chế về nguồn vốn, nhân lực và thị trường. Dù đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn. Bài viết đánh giá thực trạng những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận vốn, từ đó đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
129 Tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước địa phương: thực trạng và giải pháp / Phạm Thị Thanh Hương, Trần Thị Phương Thảo // .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 61-62 .- 332.409597
Đánh giá cụ thể những mặt đạt được và những vướng ,mắc khó khăn của những tiêu chí định mức để từ đó có những đề xuất chỉnh sửa để những tiêu chí định mức có sự phù hợp trong tình hình mới, giai đoạn phát triển kinh tế mới 2021-2025
130 Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục công lập: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Phong // .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 22-24 .- 332.409597
Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có giải pháp khắc phục một cách tổng thể để tăng phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển và các nhiệm vụ trong các thời kỳ