CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân sách Nhà nước

  • Duyệt theo:
141 Hoàn thiện phương pháp xác định giá đất nhằm chống thất thoát ngân sách nhà nước / Lê Xuân Trường, Nguyễn Đình Chiến // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 51 - 55 .- 332.024

Định giá đất có ý nghĩa rất quan trọng xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể kinh tế đối với nhà nước và có tác động lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án kinh tế xã hội của nhà nước. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của đất đai, nghiên cứu các thông lệ quốc tế về định giá đất và đánh giá thực trạng các phương pháp xác định giá đất của Việt Nam, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất của Việt Nam để góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước.

142 Tác động của ứng dụng công nghệ thông tin đến tính minh bạch trong khu vực công / Phan Thị Thúy Quỳnh // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 67-72 .- 657

Nghiên cứu tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin đến tính minh bạch ngân sách nói riêng và tính minh bạch nhà nước nói chung trên website của chính quyền địa phương dựa trên mẫu nghiên cứu 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nan và dữ liệu có sẵn trong báo cáo chỉ số công khai ngân sách tỉnh và báo cáo chỉ số cải cách hành chính. Dữ liệu của năm 2018, ủng hộ cho giả thuyết về mối quan hệ tích cực giữa ứng dụng công nghệ thông tin và tính minh bạch nhà nước trên website của chính quyền địa phương.

143 Thực trạng cơ cấu ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội / Nguyễn Minh Tân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 700 .- Tr.6 - 12 .- 332.024

Bài viết đánh giá thực trạng cơ cấu lại ngân sách nhà nước ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ cấu ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.

144 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước : thực trạng và khuyến nghị / Phạm Ngọc Dũng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 700 .- Tr.13 - 16 .- 332.024

Bài viết đánh giá thực trạng hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo hướng bền vững.

145 Cải cách chi tiêu công hướng tới ngân sách bền vững / Vũ Sỹ Cường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 700 .- Tr.17 - 20 .- 332.024

Nghiên cứu phân tích quy mô và cơ cấu chi ngân sách những năm gần đây và bàn về các vấn đề đặt ra trong cải cách chi ngân sách nhà nước, những thách thức đối với chi tiêu công của Việt Nam trong giai đoạn tới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải cách chi tiêu công, hướng tới ngân sách bền vững.

146 Kế toán thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp / Nguyễn Thị Thọ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 700 .- Tr.78 - 80 .- 332.024

Bài viết trao đổi về nghiệp vụ kế toán đối với khoản thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp áp dụng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, góp phần giúp các đơn vị hành chính, sự nghiệp nắm rõ hơn về nguyên tắc hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu trong quá trình hoạt động.

147 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh / Huỳnh Khả Ái // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 76-78 .- 658

Trên cơ sở vận dụng lí thuyết hành động hợp lí (TRA), thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận (TPB), kế thừa mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến tác động: Nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự tín nhiệm, chuẩn chủ quan, cảm nhận sự thuận tiện, cảm nhận rủi ro, thái độ và các biến định tính như: giới tính, độ tuổi, dân tộc, đã từng sử dụng máy ATM hay chưa. Để phân tích độ tin cậy và các giá trị của đo lường, nghiên cứu sử dụng mô hình với số lượng mẫu nghiên cứu gồm 193 phiếu khảo sát thu thập từ người hưởng lương hưu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy được độ tin cậy và giá trị của các đo lường với sự phù hợp của mô hình nghiên cứu giải thích bởi các biến: Cảm nhận sự thuận tiện, Cảm nhận rủi ro, Thái độ, Chuẩn chủ quan, Giới tính và Dân tộc.

148 Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn và mối quan hệ với dự toán ngân sách trong kế toán công / Trần Mai Đông // Tài chính .- 2020 .- Số 726 .- Tr.51– 54 .- 332.04

Khi vận hành ngân sách cho các hoạt động chính phủ và các đơn vị công, việc lập dự toán, thực hiện và quyết toán là một qui trình quan trọng, bởi nó tạo sự an toàn và nâng cao tính kỷ luật trong ngân sách quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc làm sao có thể hạn chế khoảng cách khác biệt giữa các số liệu dự toán và báo cáo quyết toán cuối năm tài chính và có thể thấy được dòng tiền chi tiêu trong tương lai gần để có những hoạch định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn khác nhau. Bài viết giới thiệu về khái niệm và đặc điểm của một mô hình hiện đại là khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Thông qua việc so sánh giữa dự toán truyền thống với dự toán trung hạn, bài viết còn làm rõ mối quan hệ giữa mô hình này với kế toán công.

149 Phân tích tăng trưởng vô cơ, tăng trưởng hữu cơ và chi phí công suất trong lập kế hoạch ngân sách doanh nghiệp / Đặng Thị Huyền Hương, Phạm Thị Ngọc Thu // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 189 .- Tr. 35-38 .- 658

Bài viết đề cập đến chi phí công suất và tăng trưởng hữu cơ, tăng trưởng vô cơ và khuyến nghị phân tích nội dung này trong quá trình lập ngân sách của doanh nghiệp. Việc phân biệt chi phí công suất và lãng phí do sản xuất dưới mức công suất tối ưu giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác các biến động ngân sách vào cuối kỳ và cung cấp các thông tin đầy đủ cho nhà quản lý.

150 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Phú Quốc / Văn Mạnh Trường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 37-38 .- 332.63

Trong bài viết này, tác giả tổng quan tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội phú quốc, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tình hình thu ngân sách huyện giai đoạn 2014-2018. Dựa trên thực tiễn tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tình hình thu ngân sách năm năm qua, tác giả rút ra quan hệ giữa quá trình đầu tư và thu ngân sách ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế xã hội , và trong thời kỳ tiếp theo, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội tạo ra sức hút lớn hơn, niềm tin lớn hơn cho các nhà đầu tư tìm đến Phú Quốc để đầu tư phát triển, trực tiếp và gián tiếp làm tăng thu ngân sách của Phú Quốc. Phần cuối, tác giả kiến nghị một vài giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội Phú Quốc đến năm 2025.