CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Chất lượng Cọc
1 Phân tích và đánh giá khả năng chịu tải của móng cọc có xét ảnh hưởng số lượng cọc trong nhóm / Bùi Trường Sơn, Đỗ Phạm Việt Khánh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 80-85 .- 690
Phân tích và đánh giá hệ số nhóm cọc theo các phương pháp khác nhau và mô phỏng bằng phần mềm Plaxis 3D nhằm phân tích ứng xử của đất nền và nguyên nhân phát sinh hệ số nhóm.
2 Phân tích ảnh hưởng của số lượng và khoảng cách cọc đến hiệu ứng nhóm trong móng cọc đài thấp / Nguyễn Ngọc Thắng, Thịnh Văn Thanh // Xây dựng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 106-109 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích hiệu ứng tương tác các cọc trong nhóm cọc móng cọc đài thấp chịu tải trọng nén tĩnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách cọc và số lượng cọc trong một đài ảnh hưởng khá rõ tới độ lớn của ứng suất trong các vùng chồng lấn làm thay đổi hiệu ứng nhóm trong một đài cọc.
3 Nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố tải trọng của cọc trong móng bè cọc / Võ Văn Đấu, Võ Phán, Trần Văn Tuẩn, Trần Nhật Lâm // Xây dựng .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 104-107 .- 624
Xác định sự chịu tải trọng của cọc và bè trong hệ móng bè cọc dựa trên số lượng cọc, khoảng cách cọc và kích thước bè thay đổi trong móng bè cọc bằng thí nghiệm trên mô hình tỉ lệ nhỏ.
4 Nghiên cứu sự làm việc đồng thời của đất nền, cọc và bè cọc trong sàn giảm tải / TS. Lê Bá Khánh, KS. Trần Minh An // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 57-62 .- 693
Nghiên cứu sự làm việc đồng thời của đất nền, cọc và bè cọc trong sàn giảm tải thông qua việc xét đến tương tác qua lại giữa các thành phần trong hệ cũng như ảnh hưởng của các tải trọng và công trình lân cận bằng cách sử dụng phân tích 3D solid trong phần mềm Abaqus.
5 Tối ưu hóa sức chịu tải cọc từ kết quả nén tĩnh hiện trường sử dụng giải thuật di truyền và mạng nơ-ron nhân tạo / Trần Văn Tiếng, Trần Quang Vinh // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 129-135 .- 624
Để tăng độ chính xác khi ngoại suy sức chịu tải giới hạn cọc từ dữ liệu nén tĩnh, bài báo này đề xuất giải pháp Chin-kondner-GA nhằm tối ưu hóa phương pháp Chin-kondner bằng cách sử dụng giải thuật gen di truyền. Bên cạnh đó, mạng nơ-ron nhân tạo còn được ứng dụng để huấn luyện phương pháp Chin-Kondner-GA nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất có thể.
6 Nghiên cứu ứng xử tường vây tầng hầm gia cường bằng cọc xi măng đất / Nguyễn Sỹ Hùng, Võ Thanh Hoan // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 84-87 .- 624
Phân tích giải pháp dùng cọc xi măng đất phun vữa cao áp để giảm chuyển vị ngang hố đào. Đất trong khu vực đáy hồ đào được gia cố một phần bằng cọc xi măng đất nhằm tăng sức kháng bị động. Tác giả mô phỏng bài toán bằng 2 phương pháp là RAS (Cọc vật liệu rời) và EMS (Nền tương đương) cho các mật độ cọc khác nhau, đồng thời cũng phân tích hiệu quả của phương án giảm dần chiều dài cọc từ ngoài vào trong.
7 Nghiên cứu, phân tích, đánh giá ma sát âm của đất lên cọc bê tông cốt thép khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội / ThS. Nguyễn Văn Vũ, PGS. TSKH. Trần Mạnh Liễu, PGS. TS. Nguyễn Huy Phương // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 04 .- Tr. 39-48 .- 624
Trình bày cơ sở lý thuyết, nguyên tắc đánh giá ma sát âm và lập bản đồ ma sát âm khu đô thị Trung tâm thành phố Hà Nội do khai thác nước ngầm, phục vụ cho quy hoạch, tính toán thiết kế xây dựng trên móng cọc bê tông cốt thép.
8 So sánh sức chịu tải cực hạn của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn dựa trên kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc và công thức lý thuyết áp dụng cho nền đất tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp / Lê Trọng Nghĩa, Trương Quang Thành // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 97-103 .- 624
Sức chịu tải cực hạn của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn làm móng một số công trình xây dựng tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp được nghiên cứu trong bài báo này. Các phân tích tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc dựa trên công thức trong tiêu chuẩn TCXD 205-1998 và TCVN 10304-2014. Kết quả tính toán sức chịu tải cục hạn của cọc theo công thức lý thuyết có so sánh với số liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường.
9 Phân tích cơ sở lý thuyết và cách tính toán sức chịu tải cọc thông qua thí nghiệm động trên nền đất yếu khu vực phía Nam / Nguyễn Mạnh Tường // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 109-117 .- 624
Nghiên cứu phương pháp xác định sức chịu tải cọc bằng phương pháp thử động biến dạng lớn (PDA) nhằm nghiên cứu lý thuyết truyền sóng, nghiên cứu thực nghiệm các công trình thực tế, cách thức tiến hành. So sánh đơn giá các phương pháp thử trong một số công trình cụ thể tại Việt Nam. Thông qua các công trình nghiên cứu thực tiễn để có sự xác định nhanh chóng về phương pháp và các ưu điểm về thời gian và giá thành hạ so với phương pháp thử tĩnh truyền thống ở Việt Nam.
10 Đánh giá hiệu quả của công nghệ phụt vữa thân cọc qua việc phân tích thí nghiệm Osterberg Cell của cọc / Vũ Bạch Hoàng Lan // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 13-17 .- 624
Phân tích kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc có kết hợp đo biến dạng tại 10 cao trình khác nhau của cọc barette có phụt vữa (kích thước tiết diện 800mm x 2800mm) cho thấy hiệu quả rõ rệt của công nghệ phụt vữa thân cọc, khi sức chịu tải của cọc tăng khoảng 40% so với cọc trơn (không phụt vữa), sức kháng thành của các đoạn cọc phụt vữa tăng từ 2 đến 2,5 lần so với đại lượng tương ứng của các đoạn cọc lân cận không phụt vữa nằm trong cùng một lớp đất.