CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản trị--Chiến lược
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định / Lê Nữ Như Ngọc, Ngô Nữ Mai Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 596 .- Tr. 54 - 56 .- 658
Bài viết xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định thông qua việc khảo sát 135 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chop thấy có sáu nhân tố tác động tích cực đến việc vận dụng BSC trong quản trị chiến lược: Sự tham gia của nhà quản trị cấp cao; Quyền lực của bộ phận tài chính; Truyền thông nội bộ; Sự phân quyền; Sự năng động của môi trường kinh doanh; Môi trường pháp lý và một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp ngược chiều vào việc vận dụng BSC trong quản trị chiến lược là sự chính thức hoá.
2 Quản trị chiến lược công cụ quản trị hiện đại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh / Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Nga // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 84 - 86 .- 658
Bài viết phân tích những hạn chế của quản trọ chi phí truyền thống, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị chi phí chiến lược gồm khái niệm, nội dung và sự cần thiết của việc áp dụng. Đồng thời, bài viết cũng so sánh quản trị chi phí chiến lược với truyền thống, qua đó, làm rõ được bản chất của quản trị chi phí chiến lược là hỗ trợ thông tin chi phí cho quá trình ra quyết định trong ngắn hạn và dài hạn.
3 Mối quan hệ giữa công cụ kế toán quản trị chiến lược và vốn trí tuệ / Trịnh Hiệp Thiện // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 32-37 .- 657
Giá trị thích hợp của tài sản vô hình đang ngày càng tăng trong doanh nghiệp. được phản ảnh khi mà khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp ngày càng nhiều, là biểu hiện của việc kế toán tài chính khoongt phản ánh một cách đầy đủ giá trị và nguồn lực của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp là vốn trí tuệ của doanh nghiệp. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vốn trí tuệ và tìm cách làm sao để nhận diện, đo lường và quản trị vốn trí tuệ. Nghiên cứu này gợi ý các nhà quản trị nhóm công cụ nào của kế toán. Cụ thể, nghiên cứu đã chứng minh nhóm công cụ kế toán chiến lược được sử dụng để quản lý vốn con người. Các nhóm công cụ quản trị chi phí chiến lược, kế toán chiến lược, kế toán đối thủ cạnh tranh, kế toán khách hàng đều có ý nghĩa để quản lý vốn cấu trúc. Về quản lý vốn quan hệ, ngoại trừ nhóm công cụ kế toán chiến lược, các nhóm công cụ còn lại của kế toán quản trị chiến lược đều có ý nghĩa quản lý vốn quan hệ.
4 Đối chiếu phương thức cấu tạo thuật ngữ quản trị chiến lược trong tiếng Anh và tiếng Việt / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 2(294) .- Tr. 79-84 .- 400
Nghiên cứu, đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược về phương thức cấu tạo nhằm tìm ra điểm tương đồng và dọ bệt về phương thức cấu tạo của thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng lí luận của ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
5 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tính phức hợp của thể chế quốc tế: hàm ý từ một tổng quan nghiên cứu / Lê Kim Sa // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 473 tháng 10 .- Tr. 14-20 .- 658
Rà soát các nghiên cứu trước đây nhằm xem xét sự phức tạp của quản trị quóc tế hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động hợp tác quốc tế và sự phức tạp này làm gia tăng hay suy yếu hiệu quả của các thể chế quốc tế, từ đó, đưa ra một số hàm ý của việc nghiên cứu tính phức hợp của thể chế quốc tế như một định hướng của các nghiên cứu tiếp theo.
6 Đánh giá thực hành quản trị chiến lược tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam / ThS. Trần Long // Ngân hàng .- 2017 .- Số 20 tháng 10 .- Tr. 26-31 .- 658
Dựa trên nền tảng lý thuyết quản trị chiến lược (QTCL) của David (2011) và một soos nghiên cứu khác về QTCL Ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới, tác giả lựa chọn Ngan hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - một trong những NHTM lớn nhất VN làm nghiên cứu điển hình, qua đó, đề các NHTM khác tại Việt Nam xem xét đối chiếu, vận dụng vào thực tiễn hoạt động QTCL.
7 Quản trị chi phí chiến lược (SCM) công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Đức Loan // Kế toán & Kiểm toán .- 2017 .- Số 6(165) tháng 6 .- Tr. 40-46 .- 658
Trình bày các công cụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp Việt Nam.
8 Sáp nhập doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh và hội nhập / TS. Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Bích Thảo // Tài chính .- 2016 .- Số 634 tháng 6 .- Tr. 77-78 .- 658
Trình bày về những lợi ích và rủi ro mà các doanh nghiệp cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn phương thức sáp nhập.
9 Ưu tiên kỹ năng quản trị chiến lược nhân sự / Khánh An // Đầu tư, Số 87 (1978)/2009 .- 2009 .- Tr.4 .- 658.3
Giới thiệu những lời khuyên của giáo sư Bettignies về kỹ năng lãnh đạo trong bối cảnh thế giới bất định như hiện nay. Ba kỹ năng trong nghệ thuật quản trị doanh nghiệp gồm: hoạch định chiến lược, quản trị nhân sự, và kỹ năng điều hành sản xuất, là những vấn đề mấu chốt chính để các nhà lãnh đạo chèo lái doanh nghiệp qua cơn khủng hoảng.
10 Hoàn thiện quản trị chiến lược thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam / TS. Vũ Đức Minh // .- 2009 .- Tr. 117-120, 123 .- 657
Giới thiệu các loại hình và chiến lược thương hiệu, thực trạng về thương hiệu và năng lực cạnh tranh thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Một số kiến nghị hoàn thiện quản trị chiến lược thương hiệu hàng may mặc của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.