CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
41 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hải // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 56-59 .- 363
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp xanh của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.
42 Hoạch định chính sách kích thích phát triển kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Ngọc Trung // .- 2024 .- Số 6 (428) - Tháng 3 .- Tr. 31-32 .- 363
Trình bày hai vấn đề: hoạch định chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn và khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
43 Ảnh hưởng bất cân xứng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững ở Việt Nam / Võ Ngọc Thiên Tiên // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 67 - 70 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động bất cân xứng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển bền vững (SD) ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, trong ngắn hạn chỉ số phát triển bền vững không bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, trong dài hạn có tác động bất đối xứng của vốn FDI đến chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam. FDI giúp nền kinh tế tiếp cận thị trường toàn cầu, tạo thuận lợi cho chuyển giao các nguồn lực như công nghệ tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; FDI thúc đẩy tiến bộ công nghệ và phát triển bền vững ở Việt Nam.
44 Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững ở Việt Nam / Phạm Vũ Thái Trà // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 72-74 .- 381.142
Trong nhiều năm liền, lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua một thập kỷ phát triển rực rỡ với tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 16-30%/năm và 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại phát triển bền vững trong thời gian tới.
45 Kinh tế tuần hoàn : kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra / Trần Vĩnh Hoàng, Trần Thị Quế Trân // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330
Kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển bền vững, thuật ngữ tuần hoàn ở đây có nghĩa là đầu ra của quá trình phía trước cụ thể là: chất thải, sản phẩm phụ, phế phẩm, sản phẩm đã qua sử dụng, vật liệu đã qua sử dụng..sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác (quá trình phía sau), quay vòng liên tục giống như vòng tuần hoàn của nước với mục đích giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu thô và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Bài viết khảo lược những kinh nghiệm về việc phát triển KTTH của một số nước thành công trong chuyển đổi mô hình từ kinh tế tuyến tính sang KTTH và từ đó rút ra một số bài học cho việc phát triển KTTH.
46 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Tiền Giang / Nguyễn Thạnh Vượng // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 75-79 .- 658
Nghiên cứu này nhằm xác định các yêu tố ảnh hưởng đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang, qua việc khảo sát 198 đối tượng là các cơ quan quản ly nhà nước và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Tiên Giang, sư dụng phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 10-12/2023. Kêt quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố tác động đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang được sắp xêp theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đên yêu nhất là: Sự tham gia của cộng đồng (COMMUNITY); Chất lượng nguồn nhân lực du lịch (HUMARES); Chất lượng dịch vụ du lịch (TOURSER); Tài nguyên du lịch (TOURRES); Cơ sở hạ tâng du lịch (INFRAS); Năng lực quản ly của nhà nước (STATEMANA); Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (FACILITY).
47 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam / Phan Chung Thuỷ, Lê Văn Lâm, Lê Minh Triết, Nguyễn Thị Minh Nhã // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 88-101 .- 332.12
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội quốc tế về NHX và PTBV là các yếu tố căn bản cho sự phát triển NHX, trong khi đó sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố chính bên trong. Nghiên cứu cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 cũng có tác động đến sự phát triển NHX theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Kết quả nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về sự phát triển của NHX và là cơ sở tham khảo cho các cơ quan ban ngành và nhà quản trị ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển NHX hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và PTBV tại Việt Nam.
48 Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn : các công cụ chính sách hiện nay ở Việt Nam và xu hướng quốc tế / Mai Thanh Dung, Nguyễn Trọng Hạnh, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thế Thông, Nguyễn Thị Hồng MinhTr. 18-20 // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 18-20 .- 363
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách hiện hành nhằm phân tích các công cụ chính sách, quy định pháp luật hiện hành về kinh tế tuần hoàn, từ đó khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
49 Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam / Lê Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 56-59 .- 363
Khái quát quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Tụy Điển, từ đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện mô hình này tại Việt Nam.
50 Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững / Lê Văn Viễn // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 72-75 .- 658
Bài viết khái quát về thực trạng phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững để từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững.