CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
51 Chính sách phát triển bền vững của các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Danh Cường // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 63 - 68 .- 327

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trường hợp điển hình về mô hình phát triển bền vững. UAE đã nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế sa mạc sang nền kinh kinh tế phát triển bền vững. Bài viết này làm rõ một số chính sách phát triển bền vững bằng chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường và phát triển kinh tế nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, bài viết cung cấp một số kinh nghiệm cho phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay.

52 Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh, Cao Thị Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 27-32 .- 332.12

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang có những hoạt động và kết quả tích cực trong việc triển khai bộ E - S - G và có nhiều “hứa hẹn” sẽ thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, mật độ triển khai còn thấp, nguyên nhân chủ yếu từ các thách thức về công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải giải quyết các vấn đề này. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả an toàn và lành mạnh cho các ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến môi trường, biến đổi.

53 Mô hình và tiêu chí đánh giá phát triển xuất nhập khẩu bền vững tại địa phương / Mai Quỳnh Phương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 45-48 .- 330

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là mục tiêu phấn đấu của các địa phương và các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đòi hỏi có sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu. Để đánh giá được tình hình xuất nhập khẩu bền vững của một địa phương thì việc nghiên cứu những mô hình trong phát triển bền vững, từ đó xác định được bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với phát triển xuất nhập khẩu bền vững của địa phương là cần thiết.

54 Cơ hội phát triển ngành Halal Việt Nam / Nguyễn Trọng Tuấn Anh // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 59-64 .- 332

Khái quát về tiềm năng của ngành Halal tại Việt Nam. Khám phá cơ hội cho ngành Halal của Việt Nam. Từ đó đưa ra một số gợi ý thúc đẩy phát triển ngành Halal Việt Nam.

55 Lồng ghép nội dung phát triển bền vững trong đào tạo kiểm toán theo chuẩn mực ISSA 5000 / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 66-68 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào việc tích hợp chuẩn mực Quốc tế về Đảm bảo Bền vững (ISSA) 5000 vào đào tạo kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: Nhận thức về ISSA 5000 còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các giảng viên, việc đào tạo và truyền thông cần chuyên sâu hơn; Việc tích hợp nội dung phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các cơ sở đào tạo; mức độ sẵn sàng hội nhập ISSA 5000 còn khác biệt, nguồn lực và tiếp cận tài liệu còn bất cập... Nghiên cứu cũng đề xuất cách tiếp cận đa ngành trong đào tạo kiểm toán, cần tích hợp kiến thức về tài chính, môi trường xã hội, kỹ năng cần thiết cho sinh viên... Điều này không chỉ giới hạn ở học thuật mà cần mở rộng kỹ năng thực tế ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển hội nhập toàn cầu.

56 Định hướng thị trường tài chính phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 25 - 27 .- 658

Trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam năm trong những năm qua đã đạt một số thành quả đáng ghi nhận. Đó là, ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhờ vào nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, hệ thống tài chính Việt Nam được đánh giá phát triển khá lành mạnh và an toàn, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp, đồng thời phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế.

57 Lý thuyết về các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Nguyễn Thị Tươi // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 43 - 45 .- 658

Trong kinh doanh, phát triển bền vững ngày càng được công nhận là một chiến lược phát triển quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Trong các DNNVV, các yếu tố thành công chính liên quan đến việc thực hiện phát triển bền vững bao gồm: yếu tố nguồn lực (bao gồm: vốn tài sản, lao động. trình độ KHCN), quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo. Những thách thức lớn có xu hướng cản trở bao gồm: môi trường thể chế và cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng kinh tế và môi trường kinh doanh quốc tế.

58 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản / Nguyễn Quang Thuân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 16-18 .- 332

Khung pháp lý để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, tiếp tục cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan như cơ quan quản lý, sự chung tay của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian. Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng góp phần khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản.

59 Nguyên tắc xích đạo trong vấn đề triển khai ESG trong các ngân hàng, định chế tài chính toàn cầu và bài học cho Việt Nam / Hô Fa Tina, Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 58 - 63 .- 332

Bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện về tiêu chuẩn và ảnh hưởng của nguyên tắc xích đạo đến hoạt động, quyết định tài trợ của các ngân hàng và định chế tài chính. Đánh giá ESG bao gồm việc xem xét trách nhiệm môi trường, quản lý mối quan hệ xã hội và chính sách quản trị của doanh nghiệp. Các ngân hàng và định chế tài chính tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật và tạo lợi ích kinh tế. Đối với Việt Nam, việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc ESG cũng như Nguyên tắc Xích đạo là cực kỳ quan trọng. Việt Nam có thể học hỏi từ thực tiễn quốc tế để cải thiện năng lực quản lý rủi ro, thúc đẩy đầu tư bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế mà không gây hại đến môi trường, xã hội. Qua đó, Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng ESG, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.

60 Ảnh hưởng của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), Thuế Carbon đối với doanh nghiệp xuất khẩu và cách ứng phó / Hà Thị Ngọc Hà, Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 96-101 .- 657

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh, cần có sự hỗ trợ DN để CBAM làm không cản trở sự phát triển của các DN tại Việt Nam và khuyến nghị các DN tiến hành đánh giá tác động và nâng cao năng lực, sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới quy trình sản xuất và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.