CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
21 Ảnh hưởng của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), Thuế Carbon đối với doanh nghiệp xuất khẩu và cách ứng phó / Hà Thị Ngọc Hà, Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 96-101 .- 657

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh, cần có sự hỗ trợ DN để CBAM làm không cản trở sự phát triển của các DN tại Việt Nam và khuyến nghị các DN tiến hành đánh giá tác động và nâng cao năng lực, sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới quy trình sản xuất và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.

22 Tạo nền tảng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững / Lê Thị Thu // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 69 - 72 .- 332

Tạo nền tàng phát triển điểm rơi chán quá!Trải qua 30 năm hình thành, thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến quan trọng, đánh dấu sự thay đổi đáng kể về chất và lượng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Với nỗ lực triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế và việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm, thị trường bảo hiểm được kỳ vọng hồi phục và tăng trưởng bền vững trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

23 Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Ngô An Phú, Phạm Bảo Phương // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 31-36 .- 332.12

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu. ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam. Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về ESG, vai trò của ESG trong phát triển bền vững. Phần tiếp theo bài viết sẽ đưa ra thực trạng áp dụng ESG trong phát triển bền vững tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

24 Đánh giá tác động của đầu tư đến phát triển bền vững đối với ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 57-59 .- 658

Nghiên cứu tiến hành đánh giá và phân tích tác động đầu tư của ngành nông nghiệp đến phát triển kinh tế bền vững của nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) nhằm làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2022. Kết quả kiểm định Perasan đã khẳng định sự tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp. Đồng thời, kết quả hồi quy của nghiên cứu đã chứng minh đầu tư có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

25 Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hòa // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 70-77 .- 332.12

Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn ESG đã trở nên nổi bật trên thị trường tài chính toàn cầu khi các nhà đầu tư và các bên liên quan nhận thức rõ hơn về tác động của các khoản đầu tư của họ đối với môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Trên thế giới, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước ngày càng ban hành nhiều quy định và chính sách thúc đẩy các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG. Tại Việt Nam, các ngân hàng đang trong giai đoạn đầu tích hợp yếu tố ESG vào hoạt động kinh doanh và còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Vì vậy, ngành Ngân hàng cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy ngân hàng triển khai ESG nhằm phát huy hơn nữa những đóng góp của Ngành trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

26 Chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Tăng tốc và phát triển bền vững / Lê Hoàng Chính Quang // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 107-109. .- 332.12

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ là một xu hướng mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai tài chính hiện đại và linh hoạt. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về việc chủ động trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị triển khai; đặc biệt là rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lí để tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số, cung ứng dịch vụ ngân hàng an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán số được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng, gia tăng tiện ích1. Nhờ hành lang pháp lí thuận lợi, hạ tầng kĩ thuật phục vụ thanh toán số vận hành an toàn, ổn định, thông suốt và hệ sinh thái số các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng được đầu tư, phát triển mạnh theo phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tạo tiền đề rất quan trọng để phổ cập thanh toán số.

27 Phát triển bền vững kinh tế ven biển hàn quốc: thực trạng phát triển, chính sách và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Tâm, Nguyễn Trung Đức, Vũ Văn // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 111-120 .- 330

Bài viết này phân tích sự phát triển hiện tại của ngành kinh tế ven biển ở Hàn mạnh và sự phát triển bền vững kinh tế ven biển của quốc gia này. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các bài học mà Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Hàn Quốc để định hình chính sách phát triển kinh tế biển bền vững trong tương lai.

28 Phát triển bền vững kinh tế ven biển Hàn Quốc : thực trạng phát triển, chính sách và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Tâm, Nguyễn Trung Đức, Vũ Văn // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 111-120 .- 330

Bài viết này phân tích sự phát triển hiện tại của ngành kinh tế ven biển ở Hàn mạnh và sự phát triển bền vững kinh tế ven biển của quốc gia này. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các bài học mà Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Hàn Quốc để định hình chính sách phát triển kinh tế biển bền vững trong tương lai.

29 Chuyển đổi số : cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững / Mai Thanh Hằng // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 10-12 .- 658

Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi phi thường, trong đó công cuộc chuyển đổi số rộng khắp trên mọi lĩnh vực và ở mọi quốc gia đóng vai trò nền tảng và là động lực chủ đạo. Trong kỷ nguyên với những quốc gia và doanh lớn, tầm nhìn thời đại những thành quả phát triển Bài viết khái quát đặc trưng, xu hướng và những lợi ích to lớn của chuyển đổi số (CĐS) với sự phát bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN), từ đó có giải pháp hiệu quả thúc đẩy quá trình chuyên đối số tại các DNVN trong nỗ lực thiết kế và triển khai công cuộc chuyển đổi số của mình.

30 Mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay / Hồ Thị Hiền, Lê Thị Trang, Hoàng Thị Mai // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 37-39 .- 330

Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam cần chuẩn bị nền tảng kinh tế số và thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đồng thời đảm bảo về môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế số gắn với sự phát triển bền vững là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm trong thời gian vừa qua để nền kinh tế phát triển, tăng trưởng xanh. Kinh tế số gắn với kinh tế xanh trong doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tạo sự phát triển bền vững bao gồm phát triển đồng đều cả về kinh tế, xã hội và đảm bảo về môi trường. Bài viết đánh giá mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.