CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
111 Một số giải pháp phát triển hạ tầng hướng đến tăng trưởng bền vững trong bối cảnh “tốt nghiệp” ODA của Việt Nam / Lương Hoàng Phương Thảo, Ngô Hồng Hạnh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 3-9 .- 330

Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong nhận viện trợ tài chính do tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc "tốt nghiệp" ODA có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nhất định, chẳng hạn như áp lực gia tăng của các khoản nợ nước ngoài; tăng tác động đến phát triển xã hội. Tuy nhiên, "tốt nghiệp" ODA đã mang lại những cơ hội nhất định cũng như tăng cường tính độc lập của Việt Nam trong huy động vốn, phát triển kinh tế. Nghiên cứu này đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình kinh tế của Việt Nam, qua đó góp phần khắc phục những khó khăn trong giai đoạn “tốt nghiệp" ODA.

112 Kế toán phát triển bền vững: mục tiêu, các công cụ và định hướng cho tương lai / Hoàng Đình Hương, Nguyễn Hoản // .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 27 - 31 .- 657

Bài viết này đưa ra một khái niệm đóng góp cho sự phát triển của kế toán phát triển bền vững. Kế toán phát triển bền vững là sự tham gia của kế toán vào việc phát triển bền vững. Kế toán phát triển bền vững đã phát triển và thể hiện được tầm quan trọng của mình ở nhiều quốc gia. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích tính bền vững ở cấp độ khái niệm. Bài viết này nêu bật động lực phát triển cho kế toán phát triển bền vững, định nghĩa về kế toán phát triển bền vững, mục tiêu của kế toán phát triển bền vững và các công cụ của kế toán phát triển bền vững. Nội dung này có ý nghĩa ở chỗ chúng cho thấy rằng kế toán phát triển bền vững có thể cung cấp một khuôn khổ báo cáo cho phép các doanh nghiệp cam kết sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy tính bền vững liên tục vì lợi ích của xã hội và môi trường.

113 Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phan Thị Ái, Trần Nữ Hồng Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 53-57 .- 330

Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này giúp giải quyết các vấn đề tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

114 Vai trò của chính phủ trong triển khai tài chính xanh ở Việt Nam / Trần Trung Kiên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 801 .- Tr. 8-10 .- 332

Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động sản xuất và tiêu dùng đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đồ Vì vậy, tài chính xanh đang được xem là giải pháp khả thi, mang lại nhiều hiệu quả tại nhiều qu giới. Dù vậy, ứng dụng các giải pháp này ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu và chưa được áp a với tác hại môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp và tốc độ đô quy mô và tác động của các giải pháp về tài chính xanh còn hạn chế và chưa phát triển đồng bộ đánh giá vai trò của Chính phủ trong việc triển khai các giải pháp về tài chính xanh tại Việt Nam đề xuất các khuyến nghị liên quan nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các chính sách về tài chính xau quả và đồng bộ.

115 Nghiên cứu mức độ tác động của các rào cản tới việc triển khai chuỗi cung ứng tuần hoàn của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại Việt Nam / Nguyễn Bích Thủy, Lê Ngọc Bảo Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 43-52 .- 658

Chuyền dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung toàn cầu và phá cho phát triển bền vững, tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, môi trường và xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc triển khai chuỗi cung ứng tuần hoàn tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), qua đó chỉ ra tám nhóm rào cản, trong đó có 39 rào cản cụ thể với doanh nghiệp trong khu công nghiệp khi triển khai mô hình chuỗi cung ứng tuần hoàn. Trong đó, nhóm rào cản khách hàng, pháp luật và ban lãnh đạo được xem xét là các nhóm rào cản có mức độ cản trở lớn nhất. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho các đối tượng liên quan, gồm: doanh nghiệp, khu công nghiệp và chính phủ.

116 Phát triển ưu tiên kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp / Nguyễn Minh Phong // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 9 (407) .- Tr. 28-29 .- 363.7

Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam, cùng những vấn đề đặt ra hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất này, qua đó, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong thời gian tới.

117 Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Hồng Quang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 74-78 .- 332.04

Tín dụng xanh là một trong những hành động được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng gia tăng tín dụng xanh đã xuất hiện và phát triển thông qua các dự án như tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách tín dụng xanh vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng thương mại.

118 Vai trò của giáo dục đại học trong việc thúc đẩy và định hướng phát triển bền vững / Nhan Cẩm Trí, Phạm Thị Trang // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 23-27 .- 378

Bài báo cáo này nhằm đánh giá nhận thức, thái độ và hành động của các cơ sở giáo dục Đại học liên quan đến phát triển bền vững đặc biệt là Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) . Để từ đó có những hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của giáo dục bền vững. Các trường đại học không những cần đưa giáo dục bền vững vào chương trình đào tạo mà cần nên lồng ghép các khía cạnh bền vững vào sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và triết lý trong cơ cấu quản lý của họ.

119 Hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Đức và một số gợi ý cho Việt Nam / Kiều Thị Phương Hoa, Trần Thị An Tuệ // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 143 - 146 .- 330

Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Nhờ xác định rõ mục tiêu nên đến nay, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế tuần hoàn của Đức tương đối hoàn thiện. Ở Việt Nam, kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ, vẫn chưa tạo dựng được hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả mô hình này. Bài viết khảo cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Đức, từ đó đề xuất một số khuyến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mô hình kinh tế này đối với Việt Nam.

120 Phát triển bền vững logistics xanh ở Việt Nam / Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đức Dương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 147 - 150 .- 330

Logistics xanh đang là xu hướng tất yếu, là việc tính toán và các ứng dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động về sinh thái của hoạt động logistics. Việc “xanh hóa” ngành logistics và ứng dụng logistics xanh vào kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu này sẽ giới thiệu tổng quan về logistics xanh và giải pháp đề xuất phát triển bền vững logistics xanh tại Việt Nam.