CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
91 Giải pháp phát triển cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Nam Định / Võ Thị Hiệp // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 123 - 125 .- 332

Bài viết phân tích thực trạng phát triển bền vững ở tỉnh Nam Định, qua đó đề ra giải pháp giúp Tỉnh phát triển cân bằng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

92 Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn bền vững ở Việt Nam / Trần Minh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 70-72 .- 910

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung quan trọng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Bài viết trình bày tổng quan về du lịch nông nghiệp, nông thôn, thực trạng phát triển tại Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới.

93 Phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 84-86 .- 330

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tạo ra các sản phẩm ngày càng nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, giúp cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những hệ lụy nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh nền kinh tế yêu cầu sự phục hồi, kết hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, việc phát triển của “kinh tế tuần hoàn” được đề cao, đặc biệt với các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững.

94 Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính bền vững doanh nghiệp thông qua tích hợp thông tin ESG / Lê Thị Ánh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 99-103 .- 332

Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay không chỉ sử dụng các thông tin trên các báo cáo tài chính, mà còn sử dụng các thông tin phi tài chính, trong đó có thông tin ESG (báo cáo về môi trường, xã hội, quản trị) đánh giá rủi ro, cơ hội đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về phân tích tài chính bền vững doanh nghiệp thông qua tích hợp các thông tin phi tài chính trên báo cáo ESG là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các bên liên quan.

95 Đẩy mạnh sản xuất xanh nhằm phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu / Phạm Ngọc Đăng // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 44-46 .- 363

Đánh giá những thành công bước đầu trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất “nâu” sang nền sản xuất “xanh” của nước ta đồng thời phân tích những thách thức và trở ngại, từ đó đưa kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất xanh ở nước ta.

96 Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả chính sách phát triển bền vững năng lượng tại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thục // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 61-63 .- 363

Đánh giá ưu điểm cũng như những hạn chế của các chính sách phát triển bền vững năng lượng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và tăng cường hiệu quả các chính sách trên trong thời gian tới.

97 Xuất khẩu hàng hóa bền vững để tăng sức chống chịu, thích ứng của nền kinh tế / Dương Thị Hào // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 8-10 .- 330

khẩu hàng hóa bền vững có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dự báo kinh tế toàn cầu trong những năm tới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát... Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cần có những định hướng chính sách, giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tăng sức chống chịu, thích ứng của kinh tế.

98 Tổng quan tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến tài nguyên và môi trường ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 32-35 .- 363

Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 cùng 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến tài nguyên và môi trường trong thời gian qua tại Việt Nam nhằm hướng tới việc đạt được SDGs liên quan đến tài nguyên và môi trường vào năm 2030, trong đó có những nội dung: SDG 6 về nước sạch và vệ sinh; SDG 7 về năng lượng sạch và bền vững; SDG 11 về phát triển đô thị và nông thôn bền vững; SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững; SDG 13 về các hành động khí hậu; SDG 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và biển; SDG 15 về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững.

99 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 50-57 .- 332.632

Sự phát triển của thị trường trái phiếu góp phần làm giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung dài hạn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực này cũng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu, cũng như việc thiếu kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đang gây những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, điển hình như vụ việc Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán thời gian tới của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang đặt ra những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan chức năng, làm rõ nội dung nói trên, đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.

100 Đào tạo nhân lực cho phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 68-70 .- 658.3

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững kinh tế biển đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi quốc gia có biển. Khai thác hiệu quả nguồn lợi kinh tế từ đại dương, biển và bờ biển là chìa khóa để phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này thì đào tạo nhân lực cho phát triển bền vững kinh tế biển trở thành nhiệm vụ trọng tâm nhất. Bởi vì, nhân lực đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng.