CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
101 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững / Đinh Quốc Tuyền // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 147-149 .- 330

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển công nghệ cao theo định hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Hải Dương tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bài viết này trao đổi về kết quả trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững.

102 Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững ở tỉnh Ninh Bình / Nguyễn Thị Thu Thủy // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 154-157 .- 330

Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, cùng với việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân, thì việc cụ thể hóa và triển khai vận dụng kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng được coi là trọng tâm cần ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế. Bài viết này khái quát chung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế tập thể và tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững; thực trạng tại tỉnh Ninh Bình và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh kinh tế tuần hoàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể bền vững.

103 Phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam / Lê Thị Hồng // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 97-107 .- 368

Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở nước ta trong những năm gần đây đang phát triển nhanh, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng đã xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm, ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ với nhiều vụ khiếu nại và khiếu nại tập thể đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Nếu tình trạng này không được kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ làm cho thị trường bảo hiểm nhận thọ Việt Nam phát triển thiếu lành mạnh. Từ phân tích thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam như: cần có sự quản lý, giám sát có hiệu quả của Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo hiểm nhân thọ, sáng tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo lòng tin của khách hàng.

104 Phát triển kinh tế bền vững: nhìn từ góc độ nợ công của Việt Nam / Vũ Thanh Nguyên, Phạm Quang Thao // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 9-13 .- 330

Phát triển kinh tế bền vững là mô hình được nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề môi trường - xã hội. Để theo đuổi mô hình này, Chính phủ các quốc gia cần các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính để hỗ trợ, khuyến khích và tạo bàn đạp cho nền kinh tế chuyển sang sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn hẹp, Việt Nam đã đẩy mạnh huy động nguồn lực bên ngoài thông qua các khoản nợ công để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững là rất cần thiết. Tuy nhiên, tổng mức nợ công bao nhiêu thì đảm bảo ngưỡng an toàn là nội dung bài viết tập trung phân tích.

105 Ảnh hưởng của áp lực các bên liên quan đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững / Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Trần Thị Thanh Hải // .- 2023 .- Số 237 - Tháng 6 .- Tr. 31-36 .- 658

Bằng kỹ thuật phân tích nội dung, thông tin PTBV được nhóm tác giả đánh giá dựa trên các tiêu chí của thông tư 96/2020/TT-BTC. Các bên liên quan được nhóm tác giả phân tích bao gồm nhân viên, khách hàng, môi trường và nhà đầu tư. Với dữ liệu thu thập gồm 142 công ty niêm yết trong 500 doanh nghiệp lớn nhất (VNR 500) năm 2020, nghiên cứu thu được kết quả cho thấy thông tin phát triển bền vững bị tác động bởi áp lực của các biên liên quan bao gồm người tiêu dùng, nhân viên, các bên quan tâm đến môi trường.

106 Tiếp cận nghèo đa chiều cơ hội và thách thức trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam / Lê Thị Diệu Hoa // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 9-13 .- 330

Bài viết nêu lên những co hội và thách thức của Việt Nam trong việc triển khai, áp dung chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp trong công tác giảm nghèo.

107 Phát triển các sản phẩm tín dụng xanh cho phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Thế Cao, Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 72-75 .- 363

Phân tích các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo một số lĩnh vực. Trên cơ sở phân tích hiện trạng sản phẩm tín dụng xanh, một số khuyến nghị cũng được đưa ra nhằm phát triển các sản phẩm tín dụng xanh cho phát triển bền vững ở Việt Nam.

108 Kinh tế tuần hoàn trong xu thế phát triển bền vững đô thị / Nguyễn Hồng Quân, Từ Minh Thuận, Đỗ Thị Hiệp // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 4-8 .- 363

Chia sẻ cách tiếp cận từ kinh tế tuần hoàn với những mô hình áp dụng cho các ngành, lĩnh vực quan trọng trong đô thị trên thế giới và một số lĩnh vực tiềm năng ở Việt Nam, bao gồm: Xử lý rác thải đô thị; Phát triển năng lượng tái tạo; Nông nghiệp; Giao thông đô thị; Công tác quản trị và đổi mới sáng tạo. Trình bày một số khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, phục vụ phát triển đô thị ở Việt Nam.

109 Tăng thuế thuốc lá, giải pháp giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững / Đào Thế Sơn, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 34-39 .- 343.04

Sản xuất và tiêu dùng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người sử dụng mà còn tới những người xung quanh và toàn xã hội. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích việc sản xuất và tiêu dùng thuốc lá có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển bền vững, từ đó chỉ ra chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt. với sản phẩm thuốc lá, với mục tiêu điều tiết tiêu dụng, có thể góp phần tiến tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam.

110 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 / Trần Lệ Quyên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 66-67 .- 363

Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người năm 1972 - tức là tròn 50 năm năm trước tại Stockholm, lần đầu tiên vấn đề an ninh môi trường mới được nêu ra - đánh dấu bước phát triển quan trọng của nhận thức và nỗ lực chung của toàn nhân loại trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Đến nay phát triển bền vững, có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an ninh xã hội và bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm phổ biến của các quốc gia trên thế giới và trở thành mục tiêu thiên niên kỳ. Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường nhằm phát triển bền vững cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng.