CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhật Bản

  • Duyệt theo:
11 Thực trạng lao động không chính thức ở Nhật Bản / Nguyễn Ngọc Phương Trang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 43-50 .- 658

Phân tích tình hình lao động không chính thức ở Nhật Bản và đánh giá hai chiều về lao động không chính thức.

12 Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Nhật Bản / Trần Ngọc Nhật // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 51-59 .- 910

Du lịch sinh thái chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái và được cụ thể hóa bằng chương trình hành động quốc gia. Bài viết trình bày những kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Nhật Bản trong những năm qua.

13 Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Xuân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 42-50 .- 327

Phân tích, đánh giá tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau, từ đó đưa ra những gợi mở hữu ích cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương hiệu quốc gia ở hiện tại và tương lai.

14 Đánh giá tác động kinh tế các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam: Nguồn vốn ODA Nhật Bản / Trần Anh Tùng // .- 2022 .- Số 63(73) .- .- 330

Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy khoảnh khắc tổng quát để chứng minh mối quan hệ tương quan dương giữa nguồn vốn ODA của Nhật Bản và sự tăng trưởng về giá trị công nghiệp tính trên đầu người. Kết hợp so sánh lãi suất để tổng hợp thành những lợi ích so sánh với các chi phí mà nguồn vốn ODA từ Nhật Bản mang lại.

15 Liên minh Nhật – Mỹ giai đoạn 2000-2021 và những tác động đối với Nhật Bản / Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 1(251) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích về sự hình thành và những chuyển biến của liên minh Nhật – Mỹ từ năm 2000 đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đồng thời đánh giá những tác động của liên minh này đối với Nhật Bản trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

16 Chính sách năng suất của Nhật Bản : kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam / Nguyễn Đức Thành, Ohno Kenichi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 19-20 .- 650

Trình bày chính sách năng suất của Nhật Bản, đề xuất Việt Nam nên áp dụng chính sách năng suất của Nhật Bản một cách mạnh mẽ và nhất quán, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy và kinh nghiệm thúc đẩy phong trào năng suất quốc gia (PTNSQG) hữu hiệu. Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất mà Việt Nam có thể học hỏi về năng suất. Tuy nhiên, Nhật Bản là hình mẫu tuyệt vời trong cải thiện năng suất (đặc biệt trong sản xuất), có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển giao một cách hệ thống những phương pháp của họ tới quốc gia khác. Hơn thế nữa, Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam đã thể hiện sự sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt Nam cho mục đích công nghiệp.

17 Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản của thị trường Nhật Bản : các giải pháp ứng phó của Việt Nam / Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Mạnh Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 12-18 .- 650.01

Phân tích thực trạng một số rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng khi tiếp cận thị trường này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thủy sản nước ta đáp ứng được các rào cản thương mại do Nhật Bản quy định. Việt Nam và Nhật Bản đang cùng tham gia 3 hiệp định thương mại tự do là: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khi các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, ngành thủy sản Việt Nam phải vượt qua các rào cản phi thuế quan (NTBs) của Nhật Bản như: tiêu chuẩn về dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, mức độ nhiễm khuẩn, nhãn mác bao bì…

18 Chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản hiện nay / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 60-68 .- 327

Phân tích và làm rõ quá trình hoạch định và những điểm nổi bật về nội dung chiến lược trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản, một số triển vọng triển khai và những liên hệ bước đầu với chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam.

19 Lao động chất lượng cao ở Nhật Bản : thực trạng và chính sách / Phạm Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 42-50 .- 327

Tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Nhật Bản, chỉ ra những ngành nghề thiếu hụt lao động chất lượng cao nhiều nhất ở nước này và phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.

20 Phong trào tham chính của tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai / Dương Thị Kim Oanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 43-49 .- 327

Tìm hiểu quá trình các tôn giáo mới tham gia chính trị từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Từ đó rút ra một số nhận xét về căn nguyên dẫn đến phong trào tham chính của các tôn giáo mới tại Nhật Bản.