CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhật Bản

  • Duyệt theo:
21 Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam / Phạm Hồng Chương, Trần Công Thắng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 8 (168) .- Tr. 44 - 54 .- 330

Trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, phân tích các rào cản hạn chế doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

22 Chính sách khoa học và công nghệ của Nhật Bản giai đoạn 1973-1991 / ThS. Đỗ Thị Thu Hà, Đỗ Gia Hùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 41-50 .- 330

Trình bày tình hình khoa học và công nghệ Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chính sách khoa học và công nghệ của Nhật Bản giai đoạn 1973-1991, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

23 Vai trò của Nhật Bản đối với CPTPP / ThS. Đỗ Thị Ánh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 5 (207) .- Tr. 31-39 .- 327

Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại thế kỷ này dường như đã mất đi động lực. Thế nhưng gần đây, hiệp định này đã lấy lại được sự chú ý đặc biệt khi 11 thành viên còn lại, đi đầu là Nhật Bản nỗ lực tiến tới ký kết một thỏa thuận mới có tên gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bài viết sẽ làm rõ vai trò của Nhật Bản đối với sự ra đời của hiệp định này.

24 Công cụ tài chính tiền tệ trong Abenomics : tác động và hàm ý cho Việt Nam / PGS.TS. Phạm Quý Long // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 676 tháng 3 .- Tr. 30-34 .- 332.4

Phân tích vaà làm rõ tác động của công cụ chính sách tài chính, tiền tệ đã được sử dụng như là đòn bẩy quan trọng trong chính sách Abenomics ở Nhật Bản, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam.

25 Nhật Bản trước quyết định rút khỏi TPP của Mỹ: Ảnh hưởng kinh tế và phương hướng đối phó / ThS. Đỗ Thị Ánh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 2 (192)/2017 .- Tr. 30-36 .- 327

Lãm rõ những ảnh hưởng của quyết định từ bỏ TPP của phía Mỹ đối với Nhật Bản trong thời gian tới. Lý do Mỹ rời khỏi TPP, ảnh hưởng của việc Mỹ từ bỏ TPP đối với Nhật Bản xét trên phương diện kinh tế, phương hướng đối phó của Nhật Bản.

26 Cải cách nền hành chính công tại Nhật Bản / PGS. TS. Phạm Thái Quốc, TS. Hạ Thu Quyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 6 (184)/2016 .- Tr. 16-27 .- 330

Phân tích cải cách hành chính tại Nhật Bản từ năm 1980 đến nay dựa trên bối cảnh cải cách; quan điểm, chủ trương cải cách; các chính sách và biện pháp cải cách hành chính nhà nước; đánh giá về cải cách hành chính ở Nhật Bản.

27 Vai trò của công nghiệp văn hóa qua trường hợp Nhật Bản và một số gợi mở đối với Việt Nam / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 6 (184)/2016 .- Tr. 36-42 .- 330

Trong bối cảnh chạy đua kinh tế toàn cầu, công nghiệp văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Nhật Bản, công nghiệp văn hóa được xem như một lĩnh vực kinh tế then chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể, thúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự đa dạng, cân bằng hơn cho nền kinh tế. Bài viết này tìm hiểu vai trò của công nghiệp văn hóa qua trường hợp Nhật Bản, từ đó đưa ra một vài gợi ý mở đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

28 Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / ThS. Huỳnh Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 12-21 .- 327

Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong, từ đó góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của các nước Tiểu vùng sông Mekong trong cuộc chiến tranh giành sự ảnh hưởng về chính trị, an ninh, kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.

29 Quá trình “Văn minh hóa giáo dục” ở Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XIX – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Lê Tùng Lâm, ThS. Lê Hắc Tùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 4 (158)/2014 .- Tr. 54-63. .- 327

Khái quát quá trình văn minh hóa ở Nhật Bản thế kỉ XIX: những hệ quả “văn minh hóa” thời kì Tokugawa, hệ quả của quá trình “văn minh hóa” thời Minh Trị. Tác động của quá trình văn minh hóa đến nền giáo dục Nhật Bản. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

30 Kinh tế Nhật Bản: Chính sách Abenomics sau một năm nhìn lại / TS. Trần Quang Minh, ThS. Trần Minhh Nguyệt // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 2 (156)/2014 .- Tr. 21-32. .- 330

Phân tích và đánh giá một cách tổng quát những tiến triển của nền kinh tế Nhật Bản sau một năm thực hiện chính sách Abenomics với 3 nội dung chủ yếu: Tổng quan về chính sách Abenomics; Thành tựu kinh tế Nhật Bản sau một năm thực hiện chính sách Abenomics; Dự báo triển vọng kinh tế Nhật Bản cho năm 2014.