CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lạm phát

  • Duyệt theo:
21 Kinh tế toàn cầu với rủi ro đình lạm và suy thoái / Linh Phương // Ngân hàng .- 2022 .- Số 21 .- Tr. 48-55 .- 330

Bài viết tập trung phân tích những đặc điểm của hoạt động kinh tế hiện nay, phản ứng chính sách và các dự báo kinh tế để từ đó, so sánh, đối chiếu với những cuộc suy thoái kinh tế đã từng xảy ra trong quá khứ.

22 Tác động của giá dầu, tỷ giá, lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Bùi Minh Bảo, Hồ Linh Đan, Nguyễn Thanh Hiền // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 88-106 .- 332.1

Đánh giá tác động của giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian theo quý 26 năm (1995 - 2020). Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ở các mức phân vị khác nhau. Qua đó, ta thấy sự thay đổi của giá dầu, tỷ giá và lạm phát rất nhạy cảm với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

23 Lạm phát năm 2022 và một số kiểm soát lạm phát / Vũ Huyền Trang // Ngân hàng .- 1 .- Số 14 .- Tr. 3-9 .- 332.45

Trình bày tình hình lạm phát thế giới nửa đầu năm 2022. Lạm phát Việt Nam năm 2022 và đề xuất giải pháp.

24 Phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và thay đổi giá các chứng khoán theo chuẩn phân ngành quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn kiểm soát đại dịch Covid -19 / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Chung Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 611 .- Tr. 63 - 65 .- 658

Bài viết đánh giá tác động của lạm phát tới chỉ số chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian đại dịch Covid còn diễn biến phức tạp. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá đối sánh trực tiếp bộ dữ liệu theo tháng về CPI và chỉ số chứng khoán trong thời gian 2020 - 2021 nhằm làm rõ mối quan hệ của hai biến số này. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị đến những chính sách giúp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán bền vững hơn.

25 Kinh tế thế giới đối mặt với rủi ro tăng trưởng thấp, lạm phát gia tăng / Xuân Thanh // .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 40-44 .- 330

Tình hình lạm phát kinh tế trên thế giới; lãi suất và nợ nần tăng cao; giải pháp duy trì phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

26 Điều hành chính sách tiền tệ ra sao trước áp lực lạm phát? / Hoàng Thị Hường // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 591 .- Tr. 22-24 .- 332.4

Căng thẳng Nga - Ukraine cộng với sức ép lạm phát do đại dịch Covid-19 và sựu gián đoạn chuỗi cung ứng là những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới. Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ ra sao trong bối cảnh sức ép lạm phát gia tăng là nội dung chính bài viết muốn đề cập tới.

27 Lựa chọn thước đo lạm phát lõi / Đặng Ngọc Tú // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 30-34 .- 332.11

Các ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ luôn phải theo dõi các biến động nhất thời và biến động có tính xu hướng của lạm phát. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt trước những gia tăng nhất thời của lạm phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó khái niệm lạm phát lõi (core inflation) được đưa ra với mục tiêu loại trừ các biến động nhất thời của lạm phát, mà một trong các thước đo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản. Nghiên cứu này đề xuất và so sánh các thước đo lạm phát lõi về khả năng phản ánh xu hướng lạm phát và khả năng dự báo lạm phát. Kết quả nhiên cứu cho thấy, trung bình lược bỏ (trimmed-mean) có ưu thế hơn CPI cơ bản trong vai trò thước đo lạm phát lõi.

28 Dự báo lạm phát bằng cấu trúc kỳ hạn của lãi suất tại Việt Nam / Phạm Thế Anh, Nguyễn Thanh Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 50 - 60 .- 330

Bài viết xem xét khả năng dự báo lạm phát từ cấu trúc kỳ hạn của lãi suất bằng cách sử dụng dữ liệu lãi suất trái phiếu ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019. Kết quả cho thấy, khả năng dự báo lạm phát của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất tương đối yếu trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn khả năng này được cải thiện. Điều này hàm ý rằng, thông tin từ cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trong dài hạn có thể được các cơ quan hoạch định chính sách sử dụng với mục đích tham khảo. Ngoài ra, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất danh nghĩa không chứa thông tin về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất thực kỳ vọng.

29 Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát Việt Nam : một so sánh giữa mô hình VAR, LASSO VÀ MLP / Nguyễn Đức Trung, Lê Hoàng Anh và Đinh Thị Phương Anh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 154 .- Tr. 3-13 .- 330

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Do tầm quan trọng của hai biến số này với nền kinh tế, việc dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát trở thành vấn đề quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ các quốc gia. Bài báo này nhằm cung cấp một sự so sánh về hiệu quả dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát giữa các phương pháp phổ biến hiện nay. Cụ thể, mô hình dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát được nhóm tác giả xây dựng và ước lượng thông qua 3 mô hình là VAR, LASSO, MLP. Với dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1996 - 2020, kết quả nghiên cứu cho thấy theo cả 3 chỉ số RMSE, MAPE và MSE, dự báo tăng trưởng kinh tế bằng mô hình LASSO có mức độ chính xác cao nhất trong khi dự báo lạm phát bằng mô hình VAR có mức độ chính xác cao nhất. Mặc dù mô hình nơ-ron MLP chưa cho thấy hiệu quả dự báo cao trong nghiên cứu này nhưng đây vẫn là công cụ dự báo của tương lai do mô tả được các quan hệ phi tuyến giữa các biến số trong mô hình và khả năng lập bản đồ trực quan về các mối quan hệ phi tuyến này.

30 Quản lý, điều hành giá thận trọng, linh hoạt, kiểm soát lạm dụng theo mục tiêu đề ra / Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.8 - 10. .- 332.024

Nhằm thực hiện mục tiêu giữ ổn định mặt bằng giá, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý, điều hành giá chủ động, linh hoạt. Nhờ đó, mặt bằng giá cả các mặt hàng trong những tháng đầu năm 2021 diễn biến trong phạm vi cho phép, góp phần quan trọng vào kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (4%) trong năm 2021. Trong những tháng cuối năm, công tác điều hành giá tiếp tục tăng cường bám sát diễn biến thị trường, quản lý chặt chẽ, điều hành linh hoạt và chủ động.