CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Toàn cầu hóa

  • Duyệt theo:
1 Tình hình lao động ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa và một số kiến nghị giảm thiểu tranh chấp lao động / Lê Hữu Nhơn // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 28-30 .- 344.01

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn luôn khẳng định kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, muốn xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển bền vững thì vai trò người lao động và doanh nghiệp không thể tách rời nhau mà phải gắn kết chặt chẽ với nhau để góp phần đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc, ấm no cho mọi nhà. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động ổn định.

2 Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam / Trần Hương Linh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 48-50 .- 336.2

Tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng quan trọng trong thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một lực đẩy quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các vấn đề liên quan đến thuế và các biện pháp cản trở thương mại đã trở thành một chủ đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia về lĩnh vực này. Một trong những biện pháp đã được đề xuất để giải quyết vấn đề là thuế tối thiểu toàn cầu (Global Minimum Tax - GMT). Đứng trước một giải pháp mới như GMT, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cân có những đánh giá về ảnh hưởng của chính sách GMT cũng như đưa ra được những phản ứng và giải pháp chính sách kịp thời.

3 Sáng kiến văn minh toàn cầu của Trung Quốc : nội hàm, mục tiêu và tác động / Hoàng Huệ Anh // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích nội hàm của Sáng kiến Văn minh toàn cầu (GCI), mối quan hệ của GCI với các sáng kiến toàn cầu khác của Trung Quốc. Trên cơ sở đó luận giải những thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong quá trình thực hiện và tác động tới phần còn lại của thế giới.

4 Tác động của Blockchain trong hoạt động ngành Logistics / Vũ Lê Thuỷ Trang // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 58-60 .- 658

Toàn cầu hóa ngày càng tăng đã tạo ra nhiều quy trình phân phối phức tạp, tạo ra những thách thức mới trong quản lý chuỗi cung ứng. Blockchain có thể là chìa khóa giúp giải quyết và nâng cao hiệu quả của những khó khăn đó. Blockchain là một giải pháp đầy tiềm năng để trả lời các câu hỏi về hiệu quả vận hành cũng như mâu thuẫn trong hệ thống logistics. Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, sự rối loạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa bởi dịch Covid-19... Những điều này đặt các nhà quản lý vào một vị thế mới, giải quyết những khó khăn mà hệ thống cung ứng toàn cầu đang gặp phải.

5 Tác động của toàn cầu hóa đến giá trị văn hóa truyền thống / Nguyễn Thị Hảo // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 19 - 21 .- 306.597

Ngày nay, văn hóa là nền tảng và linh hồn của cuộc phiêu lưu của con người. Bởi vậy, giá trị truyền thống, trên thực tế vẫn là hành trang không dễ bị coi nhẹ đối với hành trình của con người trong thế kỷ XXI. Truyền thống, dù được tiếp cận theo quan điểm nào cũng đều được hiểu là những hiện tượng văn hóa – xã hội được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau và có thể được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.

6 Xóa bỏ lao động trẻ em : từ nhận thức đến hành động trước bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa Tâm, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Minh Diễm Quỳnh // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 31 - 33 .- 330

Bài viết chỉ ra những vưỡng mắc tại một số địa phương điển hình trên phạm vi cả nước trong xác định trách nhiệm của từng chủ thể. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hóa chủ phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

7 Cạnh tranh thuế và chống xói mòn cơ sở thuế khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu / Lê Xuân Trường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 25-29 .- 336.2

Ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố khung giải pháp hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế số, tập trung chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Đến nay, khung giải pháp hai trụ cột này đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên Diễn đàn hợp tác chung. Bài viết này phân tích bối cảnh ra đời của thuế tối thiểu toàn cầu – một trong hai trụ cột mà OECD, các nước G20 đề xuất và dự báo sự thay đổi của cạnh tranh thuế giữa các quốc gia, những tác động đến hoạt động chống xói mòn cơ sở thuế của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thời gian tới.

8 Định hướng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia và khuyến nghị với Việt Nam / Nguyễn Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 30-33 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách thuế quốc tế nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam - một quốc gia thu hút và tiếp nhận đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm của thuế tối thiểu toàn cầu, định hướng áp dụng của một số quốc gia (đặc biệt các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam), bài viết sẽ đánh giá một số tác động và đề xuất giải pháp ứng xử phù hợp đối với Việt Nam.

9 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phụng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr.34-37 .- 336.2

Hiện tại, các nước đã công bố luật áp dụng hoặc có kế hoạch sửa đổi, bổ sung nội luật để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Để bảo đảm lợi ích quốc gia về quyền thu thuế và môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta không bị mất lợi thế cạnh tranh do thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, cần sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Bài viết này phân tích những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI từ thực tế hoạt động quản lý thuế.

10 Các giải pháp thực hiện quy định của thuế tối thiểu toàn cầu / // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 38-49 .- 336.2

Việc áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến các ưu đãi đầu tư và tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, việc rà soát và thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành sao cho phù hợp với cải cách thuế toàn cầu là vô cùng cấp thiết để đảm bảo chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam bền vững và phù hợp với các quy định mới về thuế suất tối thiểu toàn cầu. Đại diện 4 Công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam (Ernst & Young, PwC, Deloitte và KPMG) đã có những khuyến nghị cụ thể dành cho Việt Nam.