CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
192 Huy động nguồn tài chính cho giáo dục Đại học Công lập ở Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Bá Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 192 .- Tr. 69-73 .- 332.1

Trình bày thực trạng huy động nguồn tài chính cho giáo dục Đại học Công lập ở Việt Nam; một số kết quả và khuyến nghị huy động nguồn tài chính cho giáo dục Đại học Công lập ở Việt Nam.

193 Thực trạng khu vực tài chính Việt Nam và khuyến nghị hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm / Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thanh Nhàn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 15(528) .- Tr. 35-41 .- 332.1

Cơ sở lý thuyết về căng thẳng khu vực tài chính; thực trạng khu vực tài chính Việt nam từ năm 2005 đến nay; khuyến nghị chính sách.

194 Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết: Bằng chứng thực nghiệm từ sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh / Lê Xuân Thái, Trương Đông Lộc // .- 2019 .- Số 265 .- Tr. 64-72 .- 332.1

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đo lường ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty và các tài liệu được công bố công khai có liên quan của 294 công ty niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014-2016. Kết quả ước lượng bằng mô hình SGMM cho thấy minh bạch và công bố thông tin có mối tương quan nghịch với chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy mối tương quan thuận giữa số lượng thành viên ban giám đốc với chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty. Cuối cùng, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn (nhóm Big4) có chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn các công ty còn lại.

195 Thực trạng và định hướng về giáo dục tài chính tại Việt Nam / Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2019 .- Số 16 .- Tr. 7-13 .- 332.1

Trình bày giáo dục tài chính và sự cần thiết của giáo dục tài chính tại Việt Nam; thực trạng về giáo dục tài chính tại Việt Nam; định hướng về giáo dục tài chính tại Việt Nam.

196 Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Hồng Vinh, Lê Hoàng Long // Ngân hàng .- 2019 .- Số 7 tháng 4 .- Tr. 12-20 .- 332.12

Giới thiệu , cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu thực nghiệm về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, phân tích sức sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, kết luận.

197 Kinh nghiệm quốc tế trong phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát hệ thống tài chính và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hòa, Trần Ngọc Toản // Ngân hàng .- 2019 .- Số 7 tháng 4 .- Tr. 40-46 .- 332.1

Kinh nghiệm quốc tế về việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong hệ giám sát tài chính; Thực trạng phối hợp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan giám sát lĩnh vực ngân hàng và các cơ quan trong hệ thống giám sát tài chính VN; Gợi ý các giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong hệ thống giám sát tài chính VN.

199 Các nhân tố tác động đến tiếp cận dịch vụ tài chính qua ngân hàng số: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Bùi Kiên Trung, Phạm Bích Liên, Khúc Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 20-29 .- 332.12

Trên cơ sở phát triển mô hình lý thuyết hành vi chấp nhận công nghệ (TAM), nhóm tác giả tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số với nghiên cứu điển hình tại Việt Nam. Với việc sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng, số liệu thu thập từ cá nhân đã sử dụng dịch vụ ngân hàng số trên địa bàn Việt Nam, kết quả cho thấy có 3 biến chính tác động trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số là ảnh hưởng xã hội, bảo mật và tính hữu ích. Đồng thời, có 2 biến tác động gián tiếp là tính thích ứng và dễ sử dụng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể.

200 Các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính bao trùm: Bằng chứng mới từ phân tích dữ liệu bảng / Chu Khánh Lân, Nguyễn Minh Phương, Trương Hoàng Diệp Hương // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 2-11 .- 332.1

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính bao trùm. Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ Tài chính bao trùm toàn cầu do Ngân hàng thế giới thực hiện để xây dựng chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần. Kết quả từ mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên cho dữ liệu 82 quốc gia chỉ ra các điều kiện kinh tế xã hội ổn định như thu nhập, phát triển tài chính, chất lượng thể chế. Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, chính phủ cần kiểm soát tốc độ gia tăng dân số và tăng cường phát triển con người. Ngoài ra, tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia trong các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính bao trùm như lạm phát, phát triển tài chính và đặc điểm của hệ thống ngân hàng. Ở mức độ phát triển tài chính thấp hoặc trung bình, các quốc gia đang phát triển sẽ nhận được nhiều lợi ích của việc mở rộng quy mô thị trường tài chính đối với tài chính bao trùm.