CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Quốc tế
81 Hoạt động của Think tank” trong đời sống chính trị Mỹ và một số gợi ý tham khảo cho Việt Nam / Đoàn Trường Thụ, Phan Duy Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- số 4(277) .- Tr. 24-35 .- 327
Bài viêt tập trung làm rõ vai trò, cũng như các hoạt động và ảnh hưởng của các think tank trong đời sống chính trị Mỹ và rút ra một số gợi ý tham khảo cho Việt Nam.
82 Về khả năng cấp “Bộ tứ” thành “NATO châu Á” / Huỳnh Tâm Sáng, Phan Văn Tìm // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 3-12 .- 327
Phân tích khả năng nâng cấp “Bộ tứ” gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thành một NATO phiên bản châu Á qua tìm hiểu nhận thức của từng quốc gia thành viên và quan điểm của Trung Quốc về kịch bản này. Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra những giới hạn đối với khả năng hình thành một liên minh quân sự chính thức tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc.
83 Về xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma sau khủng hoảng chính trị / Lê Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- Tr. 42-49 .- 327
Phân tích và đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma và hàm ý chính sách cho Asean, trong đó có Việt Nam.
84 Vấn đề giới trong Quan hệ Quốc tế và ngoại giao Việt Nam vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ / Vũ Lê Thái Hoàng, Nguyễn Hoàng Như Thanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 47-76 .- 327
Phân tích vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại từ góc độ lý luận và thực tiễn một số nước. Từ đó bài viết đề xuất các hàm ý cho việc tiếp cận, xây dựng và triển khai lồng ghép giới cho ngoại giao Việt Nam.
85 Vai trò và tác động qua lại giữa các nhân tố Quân sự - Kinh tế trong Quan hệ Quốc tế / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 233-252 .- 327
Đề cập đến môi trường tương tác giữa quan hệ chính trị với các quan hệ kinh tế, quân sự. Tác giả cũng nêu rõ các tương tác chính trị phục vụ các mục tiêu an ninh và kinh tế và sự tác động qua lại của các nhân tố quân sự, kinh tế tới chính trị Quốc tế.
86 Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và quan hệ Quốc tế, gợi ý chình sách của Việt Nam / Bùi Nam Khánh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 79-102 .- 327
Nghiên cứu, đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó kiến nghị một số chính sách đối với Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế.
87 Sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Xin-Ga-Po tại Bắc cực và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Việt Lâm // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 103-122 .- 327
Nghiên cứu, đánh giá về sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Xin-Ga-Po tại Bắc cực và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Từ đó, đề xuất chính sách tham chiếu đối với Việt Nam là rất cần thiết.
88 Tìm hiểu Ngoại giao số : khái niệm và những phân tích ban đầu / Lê Đình Tĩnh, Lại Anh Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 137-160 .- 327
Nghiên cứu, đánh giá làm rõ các điểm liên quan đến khái niệm ngoại giao số ở khía cạnh lý thuyết và đề xuất khung phân tích cho các nghiên cứu tiếp theo.
89 Sự điều chỉnh trong chính sách an ninh nước nhỏ của Thụy Sĩ sau Chiến tranh lạnh / Đỗ Thị Thủy, Hà Văn Lực // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246 .- Tr. 36-50 .- 327
So sánh đối chiếu với trường hợp Thụy Sĩ sau Chiến tranh Lạnh, từ đó đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của chính sách này.
90 Một số xu thế chính trong phát triển quan hệ Việt Nam – EU tới 2030 / Nguyễn An Hà, Vũ Mai Phương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 1(244) .- Tr. 3-15 .- 327
Phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam – EU giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở đánh giá dự báo những tác động của bối cảnh mới, đưa ra một số xu thế chính trong phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – EU tới 2030 dựa trên những cơ sở pháp lý quan trọng là Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) được kí kết năm 2012 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA) được kí kết năm 2020, trong đó EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.