CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
71 Hoạt động đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam dưới thời thủ tướng Narendra Modi (2014-2020) / Trần Đăng Khoa // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 10-16 .- 327

Trình bày một số hoạt động đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam dưới thời thủ tướng Narendra Modi (2014-2020) như: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ vào Việt Nam giai đoạn 2014-2020; Cơ cấu đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam theo ngành; Đánh giá hoạt động đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam.

72 Khai thác tiềm năng hợp tác về tài chính – tiền tệ giữa Việt Nam và Ấn Độ / Nguyễn Đắc Hưng, Lưu Minh Huyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 6(103) .- Tr. 17-24 .- 327

Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, bài viết tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá, làm rõ về nội dung khai thác tiềm năng hợp tác về tài chính – tiền tệ giữa Việt Nam và Ấn Độ.

73 Thích ứng của Indonesia trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình / Trần Thu Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 6(255) .- Tr. 14-22 .- 327

Trên cơ sở phân tích nhu cầu gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, sẽ đi sâu nhận diện sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Indonesia thông qua thích ứng của Jakarta trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế và những tác động trong lĩnh vực xã hội.

74 Quan hệ Thương mại Việt Nam – Myanmar từ năm 2011 đến nay / Nguyễn Hoàng Anh Tú // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 6(255) .- Tr. 47-57 .- 327

Trình bày khái quát hợp tác Việt Nam – Myanmar. Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Myanmar từ năm 2011 đến nay. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Myanmar từ năm 2011 đến nay.

75 Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình qua trường hợp Myanmar / Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Xuân Vinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 7(256) .- Tr. 3-13 .- 327

Trình bày vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung Quốc. Nhìn lại quá trình triển khai chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ở Myanmar. Đánh giá về chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đối với trường hợp Myanmar.

76 Việt Nam trong chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Nghiêm Thị Hải Yến // .- 2021 .- Tr. 53-60 .- 327

Phân tích những biến động an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó giải thích nguyên nhân điều chỉnh và việc lựa chọn phương pháp thực thi chiến lược an ninh của Mỹ; đồng thời xác định vị thế của Việt Nam trước tác động chiến lược an ninh của Mỹ triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

77 Vị thế thách thức của Hàn Quốc trong việc tham gia Bộ tứ / Huỳnh Tâm Sáng, Phạm Đỗ Ân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 9(247) .- Tr. 13-22 .- 327

Tìm hiểu những thuận lợi và thách thức của Hàn Quốc trong việc gia nhập Bộ tứ cũng như đưa ra một số nhận xét về khả năng tham gia và cam kết của Hàn Quốc đối với Bộ tứ nói riêng và an ninh khu vực nói chung.

78 Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức giai đoạn từ 1990 đến nay / Đào Hương Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- số 5(248) .- Tr. 76-89 .- 327

Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức giai đoạn từ 1990 đến nay. Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và CHLB Đức được thực hiện với nội dung phong phú và hình thức đa dạng.

79 Chính sách đảo dòng chất xám của Đài loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Văn Hà // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 6(244) .- Tr. 33-42 .- 327

Tập trung phân tích thực trạng chảy máu chất xám Đài Loan trong những thập kỷ 1960-1970. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chảy máu chất xám Đài Loan, làm rõ các chính sách hạn chế chảy máu chất xám mà chính quyền Đài Loan đã áp dụng. Đề xuất một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

80 Vấn đề giải quyết mâu thuẩn xã hội chủ yếu của Trung Quốc hiện nay / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 6(244) .- Tr. 3-12 .- 327

Tập trung phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách kinh tế và cải cách xã hội, phát triển xã hội. Bài viết dự báo xu thế biển đổi mâu thuẩn xã hội chủ yếu ở Trung Quốc trong tương lai và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẩn xã hội chủ yếu hiện nay.