CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ Quốc tế
51 Vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế : lý luận và thực tiễn Việt Nam / Lê Hải Bình, Phạm Mỹ Lệ // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 7-24 .- 327
Xem xét các cách tiếp cận vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế, chiến lược mà các quốc gia theo đuổi để nâng cao vị thế của mình; đánh giá tổng quan về vị thế của Việt Nam hiện nay; và xác định một số định hướng chính nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
52 Chính sách hướng Đông của NATO và cuộc chiến Nga - Ukraine / Đinh Công Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 4(289) .- Tr. 3-15 .- 327
Lý giải một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Nga và Ukraine là do cạnh tranh vị trí địa chiến lược của Ukraine giữa Nga và NATO. Từ đó, đưa ra một số nhận xét và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
53 Dấu ấn của hợp tác và tương lai trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ / Nguyễn Anh Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 5(290) .- Tr. 3-14 .- 327
Bài viết tập trung vào một số lĩnh vực hợp tác quan trọng, đặc biệt đối với phát triển giữa hai nước. Qua đó sẽ phần nào làm rõ những chính sách, kết quả và mong muốn làm sâu sắc hợp tác quan hệ từ cả hai phía.
54 Nghiên cứu so sánh chiến lược ứng phó và sông chung với Covid-19 của Nhật Bản và Việt Nam / Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 3(253) .- Tr. 38-49 .- 327
Phân tích hai trường hợp: Thứ nhất là mô hình làm dịu hay cùng tồn tại với dịch bệnh từ sớm của Nhật Bản và mô hình chuyển dịch sang thích ứng an toàn của Việt Nam để xem xét cách thức hai quốc gia ứng phó với Covid-19, từ đó đưa ra các phân tích so sánh và gợi nhớ hướng chung sống và ứng phó dịch bệnh thời gian tới.
55 Quan hệ Ấn Độ - Australia trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy / Bùi Hải Đăng, Nguyễn Tuấn Khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 2(111) .- Tr. 1-9 .- 327
Tập trung phân tích và lý giải những yếu tố tác động đến sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Australia thời gian qua, cùng với những thành tựu trong quan hệ song phương và đa phương trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
56 Nhìn lại 30 năm quan hệ Việt – Trung kể từ sau bình thường hóa / Nguyễn Thị Phương Hoa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 1(245) .- Tr. 69-81 .- 327
Nhìn lại và đánh giá về tiến triển, những thành tựu nổi bật cũng như một số vấn đề còn tồn tại của quan hệ Việt – Trung kể từ khi bình thường hóa đến nay. Phân tích bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam cũng như quan hệ Việt – Trung trong thời gian tới.
57 Quan hệ liên minh Châu Âu – Asean : thực trạng và triển và triển vọng / Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Thị Phương Dung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 47-59 .- 327
Phân tích những nét chính trong quan hệ EU – Asean trong cách lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và hợp tác phát triển, từ đó đánh giá triển vọng quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới.
58 Triển vọng vị thế của Hàn Quốc trong khu vực và tác động đến Việt Nam / Phạm Hồng Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 12(250) .- Tr. 3-12 .- 327
Phân tích và khẳng định vị thế cường quốc khu vực của Hàn Quốc, đánh giá triển vọng, gia tăng vị thế của Hàn Quốc tại khu vực Đông Á, nhất là tại Asean trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Trong phần cuối, bài viết phân tích xu hướng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam từ góc độ triển khai chính sách của Hàn Quốc trong thời gian 10 năm tới và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới.
59 Một số nhân tố tác động đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên dưới thời tổng thống Biden / Lộc Thị Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 10(283) .- Tr. 3-9 .- 327
Phân tích và tập trung làm rõ bối cảnh khu vực Đông Bắc Á, tình hình nội tại của Hoa Kỳ, Triều Tiên và đưa ra một số đánh giá về chính sách của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên của chính quyền Biden.
60 Liên minh Thái Bình Dương : cơ hội và các thách thức phía trước / Lê Thị Thu Trang // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 11(284) .- Tr. 23-32 .- 327
Tập trung làm rõ những thành tự đáng ghi nhận của Liên minh Thái Bình Dương 10 năm qua và nhận diện một số thách thức mới mà Liên minh Thái Bình Dương phải đương đầu để đạt được sự phát triển bền vững như mục tiêu đã đề ra.