CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trí tuệ nhân tạo
101 Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo tới nghề kế toán / Đỗ Thị Thu Thủy // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 92-97 .- 657
Sự phát triển của công nghệ số, với mạng Internet, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo (AI)... đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội. Nghề kế toán cũng đang chứng kiến những sự thay đổi lớn về vai trò của mình trong tổ chức và các chức năng thực hiện. Bài viết này nhằm mục đích thảo luận một số thách thức mà nghề kế toán phải đối mặt hiện nay và làm sáng tỏ một số xu hướng phát triển có thể có trong tương lai của nghề này trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ngày càng rộng rãi.
102 Áp dụng phương pháp học máy trong nghiên cứu tài chính ứng dụng ở Việt Nam / Lê Đức Hoàng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.219 - 221 .- 004
Phương pháp học máy là một tập hợp con của trí tuệ nhân tạo và đang làm thay đổi các hoạt động tài chính hiện đại. Thông qua phương pháp học máy, người sử dụng có thể dễ dàng rút ngắn thời gian thực hiện các thao tác. Hiện nay, việc áp dụng phương pháp học máy trong tài chính ứng dụng đang khá phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng phương pháp này ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Bài viết khái quát về tầm quan trọng của phương pháp học máy trong tài chính ứng dụng và một số công trình nghiên cứu liên quan nhằm gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai ở Việt Nam.
103 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: thách thức và gợi ý giải pháp / Đàm Thị Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.21 - 24 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức tầm quan trọng của nền kinh tế số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp cho thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số. bài viết đánh giá tổng quan về kinh tế số ở Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động này trong tương lai.
104 Kinh nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tín dụng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Tiến Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 88-90 .- 332.12
Trong xu hướng bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo đang dần thể hiện được vai trò là công nghệ tiên phong đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng. Công nghệ này đã được phát triển từ hơn 50 năm trước, tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học máy tính, sự dồi dào về dữ liệu và nhu cầu của thị trường thì trí tuệ nhân tạo đang được phát triển một cách mạnh mẽ và dần định hình cuộc chơi của các ngân hàng trong tương lai.
105 Một số thách thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Liên minh Châu Âu / Hoàng Vũ Linh Chi, Hồ Thanh Thương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- số 6(249) .- Tr. 19-29 .- 327
Bài viết dùng phương pháp tổng quan, phân tích tổng hợp trình bày một số thách thức phi truyền thống mà trí tuệ nhân tạo mang lại tại các nước Liên minh Châu Âu và gợi ý một số chính sách cho Việt Nam trong phát triển trí tuệ nhân tạo.
106 Chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản hiện nay / Phạm Thu Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 60-68 .- 327
Phân tích và làm rõ quá trình hoạch định và những điểm nổi bật về nội dung chiến lược trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản, một số triển vọng triển khai và những liên hệ bước đầu với chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam.
107 Xác lập tư cách pháp lý cho trí tuệ nhân tạo / Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Thảo Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 12 (436) .- Tr. 14-19 .- 340
Mặc dù trí tuệ nhân tạo (AI) mới được quan tâm gần đây tại Việt Nam, nhưng với những tiềm lực sẵn có, AI hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai ở nước ta. Để tận dụng triệt để những lợi thế mà AI mang lại cho nền kinh tế thì việc dự báo những thách thức về mặt pháp lý cũng như trù liệu giải pháp giải quyết là việc nên làm. Theo đó, việc xác định rõ tư cách pháp lý cho AI là vấn đề tiên quyết, tạo nền tảng thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật phát sinh xung quanh AI như quan hệ sở hữu, lao động, sở hữu trí tuệ...
108 Kinh nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tín dụng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Tiến Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.88 - 90 .- 332.04
Trong xu hướng bùng nổ của cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo đang dần thể hiện vai trò là công nghệ tiên phong đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng. Công nghệ này đã được phát triển từ hơn 50 năm trước, tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học mấy tính, sự dồi dào về dữ liệu và nhu cầu của trị trường thì trí tuệ nhân tạo đang được phát triển một cachs mạnh mẽ và dần định hình cuộc chơi của các ngân hàng trong tương lai.
109 Áp dụng trí tuệ nhân tạo để phòng, chống rửa tiền / Nguyễn Đoàn Châu Trinh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 8 (569) .- Tr. 18-24 .- 332.4
Hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, với hình thức mới xuyên biên giới khiến công tác phòng, chống tội phạm, chống rửa tiền gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp công tác phòng, chống rửa tiền, ngan ngừa tội phạm hiệu quả hơn. Bài viết tập trung trình bày về áp dụng trí tuệ nhân tạo để phòng, chống tội phạm, chống rửa tiền.
110 Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong chuẩn đoán bệnh: sản phẩm hay dịch vụ / Bùi Nguyễn Trà My, Nguyễn Hoàng Linh Đan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 2 (426) .- Tr. 14-22 .- 340
Bài viết phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và lý thuyết về trí tuệ nhân tạo (AI); đưa ra khái niệm về “chẩn đoán bệnh”; làm rõ bản chất, chức năng của AI được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh; đưa ra các tiêu chí để xác định một AI chẩn đoán bệnh là “sản phẩm” hay “dịch vụ” và nêu một số quy định về “trách nhiệm sản phẩm”, “trách nhiệm dịch vụ”; và phân tích việc áp dụng “IBM Watson for Oncology” trong chẩn đoán ung thư tại Việt Nam, xác định bản chất loại AI này nhằm tạo điều kiện cho việc quy trách nhiệm pháp lý khi có thiệt hại phát sinh trong tương lai.