CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
661 Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ em / Phan Bích Nga // Dược & Mỹ phẩm .- 2019 .- Số 98+99 .- Tr. 76-78 .- 615

Vai trò của một số loại vitamin và vi chất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của trẻ; Làm thế nào để biết con bạn đủ dinh dưỡng.

662 Thiết kế và tối ưu hóa công thức viên ngậm chứa dược liệu / Lâm Hoàng Yến, Huỳnh Văn Hóa, Phạm Đình Duy // .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 156-161 .- 610

Các thành phần được tối ưu hóa gồm có 23,3 phần trăm sorbitol; 64,09 phần trăm mannitol và 3,05 phần trăm Lycatab DSH. Công thức tối ưu đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm và kết quả cho thấy độ rã của viên ngậm là 10 phút và độ mài mòn viên là 0,75 phần trăm không khác so với dự đoán của phần mềm.

663 Phân tích tổng thể sắc đồ và phân loại kim ngân bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao / Ngô Thế Cường, Ngô Sĩ Thịnh, Chử Văn Mến, Đặng Văn Điệp // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 84-88 .- 610

Phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao được phát triển định lượng 4 loại hóa chất sinh học là coniferin, loganic acid, sweroside và loganin trong 92 mẫu từ Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm phân biệt dược liệu từ các nguồn khác nhau. Phân tích tổng thể sắc đồ được tiến hành dựa vào LDA cho thấy kim ngân từ các vùng khác nhau có thể được phân biệt chính xác tới 80 phần trăm.

664 Nghiên cứu tái sinh chồi in vitro cây Mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack) Nielsen / Võ Thị Mai Hương,Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Hồng Hà // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 119-125 .- 610

Cây mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack) Nielsen) là một dược liệu có triển vọng phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vỉto cây mán đỉa sẽ góp phần tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn dược lieeụ sẵn có tại địa phương. Kết quả bước đầu về tái sinh chồi in vỉto cây mán đỉa. Đoạn thân (khoảng 4 cm) mang chồi nách của cây mán đỉa được khử trùng bằng HgCl2 0,1 phần trăm 10 phút, rồi tiếp tục khử trùng với nano bạc 40 ppm trong 30 phút. Kết quả cho tỷ lệ mẫu không nhiễm cao nhất đạt 58,30 phần trăm sau 4 tuần nuôi cấy. Môi trường bổ sung 2,0 mg/l BAP (6-benzylaminopurine) là môi trường tối ưu cho sự tái sinh chồi in vitro từ đoạn thân cây mán đỉa đạt 1,66 chồi/mẫu. Môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/l NAA (alpha naphthaleneacetic acid) kết hợp 2,0 mg/l BAP (6-benzylaminopurine) cho sinh trưởng của chồi tốt, chiều cao chồi đạt 3,11 cm sau 8 tuần nuôi cấy.

665 Nghiên cứu bào chế viên nén bao phim hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây sầu đâu (Azadirachta indica) tại An Giang / Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Kim Nguyệt, Nguyễn Thị Ngọc Vân // .- 2017 .- Số 13+14 .- Tr. 259-269 .- 610

Quy trình chiết xuất cho hiệu suất và hoạt tính in vitro cao nhất được thực hiện với dung môi athanol 90 phần trăm, tỷ lệ dược liệu/dung môi 1:10, tốc độ rút dịch chiết 1ml/phút. Tá dược độn phù hợp là Di-tab. Để tạo lớp màng bao chống ẩm hiệu quả, PVA được lựa chọn sử dụng với dung môi hòa tan là hỗn hợp ethanol 96 phần trăm và nước tỷ lệ 3:1. Viên nén thành phẩm có khản ăng chống ẩm tốt, đạt các chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng và độ rã theo tiêu chuẩn.

666 Hoạt tính ức chế Pepsin và Protease HIV 1 của các cao chiết và hoạt chất Acid maslinic từ dược liệu / Nguyễn Văn Dũng, Lương Thị Kim Châu, Nguyễn Thị Hồng Loan; // .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 18-27 .- 610

Nghiên cứu hướng đến việc phát hiện các chất ức chế protease HIV từ các nguồn thảo dược Việt Nam làm cơ sở cho việc phát triển các thuốc điều trị bệnh AIDS.

667 Tác dụng chống viêm cấp và mạn tính của cao chiết từ phần trên mặt đất cây Mũi mác / Nông Thị Anh Thư, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bích Thu // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr.15 – 19 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm cấp và mạn tính của cao toàn phần và cao phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ phần trên mặt đất của cây Mũi mác trên thực nghiệm. Tác dụng chống viêm cấp của cao Mũi mác được đánh giá trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin và mô hình gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng. Để đánh giá tác dụng chống viêm mạn tính, mô hình gây u hạt bằng sợi amiant trên chuột nhắt trắng được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao Mũi mác phân đoạn ethyl acetat và cao toàn phần liều 4,8 và 14,4 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột cống trắng. Cao Mũi mác phân đoạn ethyl acetat liều 9,6 và 28,8 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình gây u hạt bằng sợi amiant trên chuột nhắt trắng.

668 Phát hiện đột biến gen BTK trên các bệnh nhân chẩn đoán bệnh không gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể giới tính X (XLA) / Ngô Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Phương Mai,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 1 – 4 .- 610

Protein cytoplasmic tyrosine kinase (BTK) được mã hóa bởi gen BTK. Đột biến trên gen BTK là nguyên nhân gây nên bệnh không gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể giới tính X (XLA). Mục tiêu: phát hiện các đột biến trên gen BTK ở các bệnh nhân mắc bệnh XLA. Đối tượng và phương pháp: 3 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh XLA. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen để phát hiện các đột biến trên gen BTK. Kết quả: 3 bệnh nhân đều có đột biến trên gen BTK, trong đó 1 bệnh nhân có đột biến mất đoạn từ exon 2 đến exon 5; 2 bệnh nhân có đột biến điểm thay thế axit amin trên exon 10, các đột biến lần lượt là c.862C>T (p.Arg288Trp) và c.843G>A (p.Trp281Stop). Kết luận: kỹ thuật giải trình tự gen là phương pháp chính xác cho phép sàng lọc toàn bộ các đột biến trên gen BTK. Phương pháp giải trình tự gen là cơ sở để chẩn đoán xác định bệnh XLA, đây là cơ sở để giúp các bác sỹ lâm sàng tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh trong tương lai.

669 Một số giống Tràm trà giàu Terpinen-4-ol có triển vọng trên một số lập địa tại miền Bắc Việt Nam / Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thanh Hường, Nguyễn Văn Dư, K.Pinyopusarek // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 42 - 47 .- 615

Khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính Tràm trà (Melaleuca alternifolia) giàu terpinen-4-ol nhập từ Australia được tiến hành tại Ba Vì (Hà Nội) và Phú Lộc (Thừa Thiên - Huê). Kết quả khảo nghiệm cho thấy sau hơn 2 năm trồng (cây hơn 2 tuổi): i) Tại Ba Vì, các giống có triển vọng là A6, A9 và A10 thuộc xuất xứ Candole State Forest bang New South Wales (tỷ lệ sống 96,7-97,8%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 2,61%, tỷ lệ terpinen-4-ol ≥40%); các dòng vô tính A37.217, A32.23, A38.317, A26.218 và A38.39 (tỷ lệ sống 82,5-92,5%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 3,06-3,87%, tỷ lệ terpinen-4-ol 40-43%, tỷ lệ limonene <1%, tỷ lệ 1,8-cineole <2,5%); ii) Tại Phú Lộc, giống có triển vọng là dòng vô tính A26.218 xuất xứ Candole (tỷ lệ sống 76,7%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 4,05%, tỷ lệ terpinen-4-ol >40%, tỷ lệ limonene và tỷ lệ 1,8-cineole <1%); iii) Giống đối chứng A38 là giống có triển vọng tại Ba Vì và Phú Lộc (tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng tốt, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao và ổn định - đây là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận); iv) Tràm trà trồng tại Phú Lộc có tỷ lệ sống tương đối thấp, sinh trưởng chậm hơn so với trồng tại Ba Vì, cần có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc thích hợp.

670 Nghiên cứu chuyển gen mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase (mtlD) vào cây ngô / Lưu Hàn Ly, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Thắng,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 59 – 53 .- 610

Gen mtlD mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase ở vi khuẩn đã được nghiên cứu và chuyển vào một vài loại cây trồng. Các cây chuyển gen sinh trưởng nhanh và chịu mặn, hạn tốt hơn nhờ có sự tăng tích lũy mannitol. Với mục tiêu tạo cây ngô mang gen mtlD, các tác giả thực hiện nghiên cứu chuyển gen mtlD vào phôi ngô nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Tỷ lệ phát sinh mô sẹo ở hai đợt chuyển gen lần lượt đạt 17,70 và 13,24%. Trong đó, trung bình khoảng 56% số chồi tái sinh tạo rễ thành cây hoàn chỉnh. Các cây ngô tái sinh sau đó được chăm sóc trong điều kiện đồng ruộng và 44 cây ngô sống sót đến giai đoạn sinh sản. Nghiên cứu đã sử dụng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu để sàng lọc cây chuyển gen và xác định được 8 cây ngô dương tính với sự có mặt của gen mtlD, đạt tỷ lệ 18,18% so với tổng số cây sống sót.