CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
363 Nghiên cứu bào chế bột hấp phụ tiểu phân nano fenofibrat ethylcellulose / Nguyễn Ngọc Chiến, Lê Thị Hà // Dược học .- 2020 .- Số 2 (số 526 năm 60) .- Tr. 60-64 .- 615

Bào chế và hấp phụ được tiểu phân nano fenofibrat ethylcellulose với chất mang ethyl cellulose lên các chất có diện tích bề mặt lớn.

365 Thẩm định quy trình bào chế viên nén Glipizid 10mg giải phóng kéo dài quy mô 20.000 viên/lô / Phạm Hiền Giang // .- 2015 .- Số 12 .- Tr. 199-206 .- 610

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của dược sĩ Nguyễn Thị Khánh Lý về việc thiết kế công thức tối ưu Glipizid 10 mg dạng viên nén, sau đó nâng cấp lên sản xuất quy mô 20.000 viên / mẻ và đánh giá quá trình tại công ty SaoKimpharrma và đại học Thái Nguyên thuốc và dược phẩm. Nghiên cứu đã xây dựng một quy trình chuẩn cho quy mô 20.000 viên / mẻ với các thông số quan trọng như máy xay tốc độ, tốc độ trộn, thời gian trộn, thời gian nhào ướt, lượng tá dược dính, nhiệt độ sấy, thời gian sấy, lực nén, tốc độ máy tính bảng.

366 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst / Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Hùng Tiến // .- 2018 .- Số 40 .- Tr. 91-98 .- 610

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, giá thể và chế phẩm chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ, ra lá mới và sinh trưởng của cành giâm cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst được tiến hành trong điều kiện nhà ươm có mái che. Kết quả cho thấy: thời vụ giâm hom từ tháng 3 đến tháng 9 đều phù hợp với giâm hom rau đắng biển, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất về chiều cao hom (15,1 cm), đường kính thân (0,3 cm), số lá/cây cao nhất (14,3 lá/cây) và số rễ (3,0 rễ/cây), sử dụng giá thể là đất + cát + phân vi sinh giúp cây sinh trưởng phát triển cao nhất, xử lý các chất kích thích ra rễ ít có tác động đến giâm hom so với đối chứng.

367 Phân biệt một số dược liệu mang tên "Hà thủ ô đỏ" bằng phương pháp cảm quan và vi học / Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Viết Thân, Đinh Phương Liên // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 111-115 .- 610

Tiến hành phân biệt 4 mẫu "Hà thủ ô đỏ" bằng phương pháp cảm quan và phương pháp hiển vi; Kết quả cho thấy về đặc điểm cảm quan có thể dựa vào vỏ ngoài và lõi gỗ, đặc điểm hiển vi có thể dựa vào tinh thể calci oxalat để phân biệt các mẫu nghiên cứu.

368 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lá đến sinh trưởng hom giâm hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora thunb.) tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk / Lê Thị Thùy Ninh, Nguyễn Duy Năng // .- 2018 .- Số 32 .- Tr. 38-43 .- 610

Cây hà thủ ô là cây dược liệu được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hiện tại các nghiên cứu chủ yếu về nhân giống invitro cây hà thủ ô đó thì thời gian tạo ra cây con dài, đầu tư cao và yêu cầu kỹ thuật cao. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên ba lần lặp lại. Yếu tố A là nồng độ phân bón là Nitex 16-16-8 + TE (0% đối chứng), 0,1%, 0,3%, 0,5%). Yếu tố B là 5 công thức giá thể (1 đất mặt: 1 trấu hun; 1 đất mặt : 1 trấu hun : 1 phân bò; 1 đất mặt : 2 trấu hun: 1 phân bò; 1 đất mặt : 1 trấu hun: 1 than bùn và 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức giá thể 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn kết hợp với sử dụng phân bón lá Nitex 16-16-8 + TE nồng độ 0,3% cho tỷ lệ nảy chồi 77,3%, chiều dài chồi 41,3 cm, chiều dài rễ 15,6 cm, trọng lượng rễ khô 245,7 mg và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất là 73%.

369 Nghiên cứu quy trình nhân giống cây Kim Ngân sạch bệnh bằng phương pháp hoạt hóa chồi đỉnh/ chồi nách / Nguyễn Văn Đồng, Đinh Thị Thu Ngần, Nguyễn Thị Hòa // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 50-54 .- 610

Cây Kim Ngân (Lonicera japonica) là cây được dược liệu ứng dung nhiều trong đời sống cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên việc trồng cây Kim Ngân hiện nay thiếu sự quy hoạch tập trung, các phương pháp gieo trồng còn thủ công, lạc hậu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Kim Ngân bằng hoạt hóa chồi đỉnh/chồi nách. Chồi in vitro được tái sinh trên môi trường cơ bản 1/2 MS bổ sung 0,2 mg/l KIN. Đoạn thân non in vitro được cắt thành các lát mỏng 0,5-1 mm, nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau cho cảm ứng nhân nhanh chồi. Hệ số nhân chồi đạt lớn nhất 15,64 trên môi trường có bổ sung 0,5 mg/l IBA và 0,25 mg/l BAP. 100% số chồi tạo rễ sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS bổ sung NAA từ 0,2 đến 0,25 mg/l. Cây in vitro đưa ra tại nhà lưới có khả năng sống sót cao (đạt 97,85%) và sinh trưởng tốt (chiều cao đạt 15,06 cm) trên giá thể có tỷ lệ đất: cát là 2:1.

370 Xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài Đảng sâm (Codonopsis Javanica (Blume) Hook.f.) dựa trên cơ sở GIS ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam / Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi, Trần Minh Đức // .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 130-136 .- 610

Cây Đảng sâm phân bố tự nhiên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, là loài cây dược liệu, ưa sáng, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái ảnh hưởng vùng phân bố tự nhiên loài Đảng sâm dựa trên cơ sở GIS. Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierachy Process) và tiếp cận mô hình sinh thái để xây dựng bản đồ vùng phân bố tự nhiên cho loài Đảng sâm. Mô hình phân bố được thiết lập dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thích nghi sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 15,18% tổng diện tích tự nhiên ở huyện Tây Giang được xác định là có Đảng sâm phân bố trong tự nhiên, trong đó diện tích thích hợp cao, thích hợp trung bình và thích hợp thấp tương ứng lần lượt là 1.176,75 ha (chiếm 1,29%), 12.622,74 ha (13,82%) và 67,68 ha (0,07%). Vùng thích hợp phân bố tự nhiên loài Đảng sâm được tìm thấy ở huyện Tây Giang có mối quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh rừng, địa hình và điều kiện lập địa.