CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Dược
321 Thẩm định quy trình bào chế viên nén Glipizid 10mg giải phóng kéo dài quy mô 20.000 viên/lô / Phạm Hiền Giang // .- 2015 .- Số 12 .- Tr. 199-206 .- 610
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của dược sĩ Nguyễn Thị Khánh Lý về việc thiết kế công thức tối ưu Glipizid 10 mg dạng viên nén, sau đó nâng cấp lên sản xuất quy mô 20.000 viên / mẻ và đánh giá quá trình tại công ty SaoKimpharrma và đại học Thái Nguyên thuốc và dược phẩm. Nghiên cứu đã xây dựng một quy trình chuẩn cho quy mô 20.000 viên / mẻ với các thông số quan trọng như máy xay tốc độ, tốc độ trộn, thời gian trộn, thời gian nhào ướt, lượng tá dược dính, nhiệt độ sấy, thời gian sấy, lực nén, tốc độ máy tính bảng.
322 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst / Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Hùng Tiến // .- 2018 .- Số 40 .- Tr. 91-98 .- 610
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, giá thể và chế phẩm chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ, ra lá mới và sinh trưởng của cành giâm cây rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst được tiến hành trong điều kiện nhà ươm có mái che. Kết quả cho thấy: thời vụ giâm hom từ tháng 3 đến tháng 9 đều phù hợp với giâm hom rau đắng biển, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất về chiều cao hom (15,1 cm), đường kính thân (0,3 cm), số lá/cây cao nhất (14,3 lá/cây) và số rễ (3,0 rễ/cây), sử dụng giá thể là đất + cát + phân vi sinh giúp cây sinh trưởng phát triển cao nhất, xử lý các chất kích thích ra rễ ít có tác động đến giâm hom so với đối chứng.
323 Phân biệt một số dược liệu mang tên "Hà thủ ô đỏ" bằng phương pháp cảm quan và vi học / Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Viết Thân, Đinh Phương Liên // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 111-115 .- 610
Tiến hành phân biệt 4 mẫu "Hà thủ ô đỏ" bằng phương pháp cảm quan và phương pháp hiển vi; Kết quả cho thấy về đặc điểm cảm quan có thể dựa vào vỏ ngoài và lõi gỗ, đặc điểm hiển vi có thể dựa vào tinh thể calci oxalat để phân biệt các mẫu nghiên cứu.
324 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lá đến sinh trưởng hom giâm hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora thunb.) tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk / Lê Thị Thùy Ninh, Nguyễn Duy Năng // .- 2018 .- Số 32 .- Tr. 38-43 .- 610
Cây hà thủ ô là cây dược liệu được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hiện tại các nghiên cứu chủ yếu về nhân giống invitro cây hà thủ ô đó thì thời gian tạo ra cây con dài, đầu tư cao và yêu cầu kỹ thuật cao. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên ba lần lặp lại. Yếu tố A là nồng độ phân bón là Nitex 16-16-8 + TE (0% đối chứng), 0,1%, 0,3%, 0,5%). Yếu tố B là 5 công thức giá thể (1 đất mặt: 1 trấu hun; 1 đất mặt : 1 trấu hun : 1 phân bò; 1 đất mặt : 2 trấu hun: 1 phân bò; 1 đất mặt : 1 trấu hun: 1 than bùn và 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn). Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức giá thể 1 đất mặt : 2 trấu hun : 1 than bùn kết hợp với sử dụng phân bón lá Nitex 16-16-8 + TE nồng độ 0,3% cho tỷ lệ nảy chồi 77,3%, chiều dài chồi 41,3 cm, chiều dài rễ 15,6 cm, trọng lượng rễ khô 245,7 mg và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất là 73%.
325 Nghiên cứu quy trình nhân giống cây Kim Ngân sạch bệnh bằng phương pháp hoạt hóa chồi đỉnh/ chồi nách / Nguyễn Văn Đồng, Đinh Thị Thu Ngần, Nguyễn Thị Hòa // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 50-54 .- 610
Cây Kim Ngân (Lonicera japonica) là cây được dược liệu ứng dung nhiều trong đời sống cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên việc trồng cây Kim Ngân hiện nay thiếu sự quy hoạch tập trung, các phương pháp gieo trồng còn thủ công, lạc hậu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Kim Ngân bằng hoạt hóa chồi đỉnh/chồi nách. Chồi in vitro được tái sinh trên môi trường cơ bản 1/2 MS bổ sung 0,2 mg/l KIN. Đoạn thân non in vitro được cắt thành các lát mỏng 0,5-1 mm, nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau cho cảm ứng nhân nhanh chồi. Hệ số nhân chồi đạt lớn nhất 15,64 trên môi trường có bổ sung 0,5 mg/l IBA và 0,25 mg/l BAP. 100% số chồi tạo rễ sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS bổ sung NAA từ 0,2 đến 0,25 mg/l. Cây in vitro đưa ra tại nhà lưới có khả năng sống sót cao (đạt 97,85%) và sinh trưởng tốt (chiều cao đạt 15,06 cm) trên giá thể có tỷ lệ đất: cát là 2:1.
326 Xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài Đảng sâm (Codonopsis Javanica (Blume) Hook.f.) dựa trên cơ sở GIS ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam / Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi, Trần Minh Đức // .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 130-136 .- 610
Cây Đảng sâm phân bố tự nhiên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, là loài cây dược liệu, ưa sáng, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái ảnh hưởng vùng phân bố tự nhiên loài Đảng sâm dựa trên cơ sở GIS. Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierachy Process) và tiếp cận mô hình sinh thái để xây dựng bản đồ vùng phân bố tự nhiên cho loài Đảng sâm. Mô hình phân bố được thiết lập dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thích nghi sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 15,18% tổng diện tích tự nhiên ở huyện Tây Giang được xác định là có Đảng sâm phân bố trong tự nhiên, trong đó diện tích thích hợp cao, thích hợp trung bình và thích hợp thấp tương ứng lần lượt là 1.176,75 ha (chiếm 1,29%), 12.622,74 ha (13,82%) và 67,68 ha (0,07%). Vùng thích hợp phân bố tự nhiên loài Đảng sâm được tìm thấy ở huyện Tây Giang có mối quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh rừng, địa hình và điều kiện lập địa.
327 Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.) ở Huế / Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Bích Nga, Nguyễn Đức Tuấn // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 107-113 .- 610
Gừng là cây gia vị quan trọng trên thế giới. Củ gừng có vị thơm, cay, được sử dụng làm gia vị và dược liệu. Bài báo này trình bày kết quả vi nhân giống cây gừng Huế. Thân củ gừng tự nhiên được khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 12 phú làm giảm tỉ lệ mẫu nhiễm và tăng tỉ lệ mẫu sống cao nhất, đạt 57,69%. Môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l KIN thích hợp nhất để tái sinh chồi từ lát cắt ngang thân củ cây gừng, đạt 3,46 chồi/mẫu sau 4 tuần nuôi cấy. Chồi in vitro được nhân nhanh tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 0,9 mg/l KIN với hệ số nhân chồi 14,0 chồi/mẫu sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP kết hợp 3,0 mg/l NAA tạo cụm gồm 7,14 chồi/mẫu, trong khi rễ tạo thành tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 3,0 mg/l BAP kết hợp với 2,0 mg/l NAA với 12,80 rễ/chồi sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitro được xử lý bằng dung dịch nano bạc 6,0 ppm và trồng trên giá thể xơ dừa cho tỷ lệ cây sống cao, đạt 88,25% và cât có sức sống tốt sau 2 tuần đưa ra vườn ươm.
328 Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm An Giang / Phùng Thị Hằng, Phan Thành Đạt, Huỳnh Thanh Thiên // Khoa học xã hội .- 2018 .- Số 6A .- Tr. 42-48 .- 610
Nghiên cứu đa dạng và sự phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại núi Cấm - An Giang đã sử dụng phương pháp điều tra thực địa trên tuyến với mục tiêu khảo sát, xác định sự đa dạng và phân bố cây thuốc mọc hoang để tìm kiếm nguồn dược liệu mới và tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý, bảo tồn. Kết quả thu được 120 loài, thuộc 107 chi, 54 họ của 2 ngành thực vật là dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành ngọc lan (Magnoliophyta). Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 117 loài, 104 chi, 51 họ. Hệ thực vật trong phạm vi nghiên cứu có 4 nhóm dạng sống trong đó nhóm cây dạng thân thảo có số loài nhiều nhất với 44 loài và thấp nhất là nhóm cây thân gỗ với 21 loài. Rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc với tỉ lệ cao nhất. Thấp khớp, nhức mỏi, ho, sốt, tiêu chảy là các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc ở đây điều trị hiệu quả nhất. Sáu loài thực vật được phát hiện có trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) được xếp vào mức độ sẽ nguy cấp (EN). Các cây làm thuốc mọc hoang ở Núi Cấm tập trung ở độ cao 400-500m tại các sinh cảnh rừng rậm, lối mòn có ít người đi lại.
329 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) / Vũ Văn Thông, Phạm Thị Thúy, Vũ Phạm Thảo Vy // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 201-206 .- 610
Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu quí, phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh trung du, miền núi. Thân và rễ là thành phần chính trong các bài thuốc nam chữa trị bệnh đường ruột và là nguyên liệu chiết xuất palmatin để sản xuất thuốc chữa bệnh về đường ruột trong tây y. Tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Kết quả cho thấy trong 3 chất kích thích sinh trưởng đã thử nghiệm, chất IAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất và ở nồng độ là 1.500 ppm, điều này chứng tỏ IAA có tác dụng kích thích ra rễ của hom Hoàng đằng tốt hơn so với IBA và NAA. Tuổi hom có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom cây Hoàng đằng, trong điều kiện cùng loại thuốc kích thích sinh trưởng, cùng nồng độ, cùng thời gian xử lí. Hom bánh tẻ đạt tỉ lệ ra rễ cao nhất và bằng 66,66%. Thành phần hỗn hợp ruột bầu 80% đất, 15% phân chuồng, 5% phân NPK cho tỉ lệ sống cao nhất và cây sinh trưởng tốt nhất. Ở tuần thứ 20 tỉ lệ cây sống đạt 94,67%, tỉ lệ cây chết là 5,33%.
330 Sự biến đổi thành phần hóa sinh của tỏi xuất xứ từ một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trong quá trình chế biến tỏi đen / Đào Văn Minh, Lê Tất Khương, Tạ Thu Hằng // Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (TL Điện tử) .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 32-37 .- 610
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi hàm lượng các hợp chất hóa sinh của tỏi được trồng ở một số vùng khác nhau trong quá trình chế biến tỏi đen. Tỏi trắng tươi thu thập ở 4 tỉnh Sơn La, Hải Phòng, Bắc Giang và Thái Bình được xử lý và chế biến theo quy trình có kiểm soát nhiệt độ 70oC và độ ẩm 80%. Sau thời gian chế biến 30 ngày, tỏi được trồng từ các vùng nguyên liệu có sự thay đổi khác nhau. Tỏi đen được chế biến từ tỏi trồng ở Hải Phòng có hàm lượng polyphenol, hàm lượng đường tổng, hàm lượng Polyphenol, hàm lượng falvonoid, hoạt tính chống oxi hóa cao hơn ở nguyên liệu và tỏi đen thành phẩm khi so sánh với tỏi trồng ở các vùng khác.