CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
951 Ngành Khí tượng Thủy văn trong thời kỳ 4.0 và một số định hướng phát triển / TS. Hoàng Đức Cường // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 6-8 .- 363
Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 4.0; Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa ngành.
952 An ninh phi truyền thống mới nổi trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái – xã hội / GS. TSKH. Trương Quang Học // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 9-10 .- 363
Thảo luận ba vấn đề an ninh phi truyền thống mới nổi đe dọa sự tồn vong của Trái đất, của nhân loại gồm: biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, suy thoái đa dạng sinh học ngày càng gia tăng và ô nhiễm chất thải nhựa biển đã tới mức báo động trên phạm vi toàn cầu.
953 Một số vấn đề lý luận về đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường / ThS. Vũ Đình Nam, ThS. Trương Thị Minh Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 11-12 .- 363
Những đặc thù quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Quản lý môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
954 Đề xuất giải pháp sắp xếp, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường / ThS. Đào Thị Hương Giang // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 13(339) .- Tr. 13-15 .- 363
Trình bày một số bất cập và các giải pháp về việc sắp xếp, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
955 Chính sách kiều hối của Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Hoàng Việt Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 47-49 .- 332.45
Hiện nay ở Việt Nam, trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, trong khi vốn ưu đãi nước ngoài ngày càng giảm dần, nguồn kiều hối từ kiều bào ở nước ngoài đóng vai trò ngày càng quan trọng. Vấn đề cần thiết đặt ra là cần một chính sách toàn diện và thông thoáng hơn để thu hút nguồn lực kiều hối, cũng như hướng dòng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thông qua bài viết này, tác giả nghiên cứu chính sách kiều hối của Trung Quốc - quốc gia hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về tiếp nhận các dòng kiều hối, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo với Việt Nam.
956 Xây dựng hệ sinh thái FITECH: thực tiễn và khuyến nghị cho Việt Nam / Hoàng Xuân Lâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 38-40 .- 658
Công nghệ tài chính (Financial Technology viết tắt là Fintech), là một thuật ngữ được áp dụng trong việc kết hợp tài chính và công nghệ để hình thành các giải pháp sáng tạo trong các dịch vụ tài chính. Những năm gần đây, bắt đầu có sự tham gia của các công ty Fintech, đã góp phần mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng ít các công ty Fintech tham gia; cơ chế, chính sách còn tiếp tục hoàn thiện cho Fintech phát triển... đã làm cho hoạt động cung ứng tài chính có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tiếp theo. Với hướng tiếp cận Fintech về năm yếu tố của hệ sinh thái, qua kinh nghiệm thực tiễn phát triển hệ sinh thái Fintech tại các nước, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech, tạo điều kiện cho hoạt động Fintech tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
957 Giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam / Phạm Đức Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 44-46 .- 330
Tăng trưởng xanh, hay phát triển kinh tế xanh là một khái niệm không mới ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Kinh tế xanh là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa là đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có lợi ích, hướng đến phát triển cuộc sống cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành phố quan trọng), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.
958 Chống xóa bề mặt và giảm trượt bờ dốc nền đường theo hướng thân thiện môi trường / Nguyễn Đức Mạnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 6(735) .- Tr.34-37 .- 630
Trình bày việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong phòng chống xói mòn bề mặt và trượt nông tại các bờ dốc nền đường đào không chỉ nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng mà còn hướng tới giảm thiểu bê tông hóa, thay thế bằng các giải pháp có thể bảo tồn thiên nhiên, phủ xanh bởi thảm thực vật, đảm bảo cảnh quan môi trường để phát triển bền vững.
959 Đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức bảo tồn / Trần Văn Bằng // .- 2020 .- Số 5(734) .- Tr.57-61 .- 630
Kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay dổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
960 Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu nano Fe3O4 pha tạp mangan (Mn) để xử lý nước ô nhiễm As(III) / Đào Đình Thuần, Nguyễn Văn Dũng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 6(Tập 62) .- Tr.48-51 .- 630
Trình bày kết quả nghiên cứu điều chế và sử dụng vật liệu nano Fe3O4 pha tạp mangan (Fe3O4-x%Mn) để xử lý nước ô nhiễm As(III).